top of page
hmpg.jpg
Titlej (1).jpg

                              THƠ VĂN

                         Chân Diện Mục

                                   (Cựu GS Đoàn Thị Điểm, Cần Thơ

                                    Phạm Huy Viên)

DS19_CDM.jpg

  NHỚ MÃI

 

 

          Nhớ mãi những ấn tượng thời thơ ấu

     Hình như có người nào nói : Ai không có thời thơ ấu thì là một cuộc sống không đáng sống (?) Tôi đã sống một thời thơ ấu thật vui vẻ , thật thơ mộng , thật đáng sống !!! Bây giờ hồi tưởng lại thấy nó thật là mê ly , thật là thoải mái , cứ như mình đã được lên Thiên Đường  . Ô Mê ly !!!  Không như ông Tế Hanh : Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ ! Đâu phải chỉ có mùa Hè tôi mới được nhẩy nhót !

     Ôi những ngày nặn đất làm pháo , lấy lá mit làm con trâu nghé ọ . Những ngày lấy cọng rơm cọng rạ làm kèn thổi ! Những ngày trốn nắng vào ngồi trong miếu ! Những khi đuổi bắt con muông muỗng nướng ăn chơi (!) Ai mà không vô vườn. Người khác hái trái cây ăn chơi (?) Lớn lên tôi có cái diễm phúc là được trọ học rất nhiều nơi . Tôi không thể nào quên cảnh trí Giao Thủy , Xuân Trường ! Giao Thủy có nhà thờ Phú Nhai cao 49 mét xây bằng đá rất đẹp ! Xuân Trường có làng Hành Thiện ( Đông Cổ Am , Nam Hành Thiện , nơi đó có rất nhiều nhân tài ! Nơi đó có rất nhiều ông thầy mà tôi bái phục . Chính nơi đây có ông Thầy Đặng Vũ Tiến dậy toán rất giỏi . Chính nơi đây có ông Đặng xuân Bảng viết sử nổi tiếng ( hình như là bác của ông Đặng xuân Khu ) Cái điều làm tôi mê nhất là đường làng ! Đường lát gạch , nhưng không lát gạch nằm mà dựng từng viên gạch lên khó mà bể nát , khó mà mòn nổi (!)

     Rồi tôi lại được học ở Phát Diệm ! Phát Diệm có nhà thờ đá , ông sáu Trần Lục xây ( không biết là ông thiết kế hay kỹ sư Tây gà cho ???). Nhà thờ đá rất đẹp , đẹp tuyệt vời !!! Từ Lầu Chuông Gác Trống , từ cái hồ rất đẹp phia trước xây bằng đá , đường viền quanh hồ bằng đá rất đẹp ! Phía sau có đắp non bộ , thiết kế đường lên trời , đường xuống địa ngục . Hồi đó tôi hay ra phía vườn sau lần mò ...  đường lên Thiên Đường, Đường xuống Địa Ngục.  Nhà thờ có những khu vườn rất rộng rất đẹp trồng cúc thơm ngọt ngào . Tôi rất bái phục cái ông Linh Mục tên là Khấn. Mong đến giờ cha Khấn dạy để được  nghe những câu chuyện lý thú!  Ớ! Ai tới Việt Nam mà không ghé nhà thờ Phát Diệm thì quả là điều thiếu sót (?)

 

c.d.m.

__________________

    NGỌ

 

Ai bảo chăn trâu là khổ

Cnăn trâu sướng lắm nhé

Ai bảo chăn trâu buồn tẻ

Chăn trâu vui lắm nhé

Ngồi gõ sừng trâu mường tượng tiếng tù và

Ngồi nhìn đuôi chú bạn

tưởng tượng quạt lông

Mát rượi cõi lòng

Ôi ông bạn

Xuống nước như tiềm thủy đĩnh

Ngoi lên rẽ nước xô bờ

Nhăn răng phun nước phì phì

Vào miếu ai người làm bạn

Về ven đê làm bạn cỏ non

Nghiêng tai nghe tiếng sáo diều

Ồ tiếng gì nhỉ

Dù người gọi ngươi là sữu hay ngưu

Theo làn gió tiếng bay bay trong nắng chiều ven đê

CDM

 TÌNH QUÊ

                                               Trước sân anh thơ thẩn

                                                     Đăm đăm trông nhạn về

      Ôi! Tôi không có trông chờ ai hết! Nhưng mà tôi trông chờ nhiều người! Người đó là ai, tôi không trả lời được Ông Hàn Mặc Tử trông chờ tưởng tượng, tôi cũng trông chờ tưởng tượng ! Dĩ nhiên ông Hàn không trông Lệ Than. Mộng Cầm, Mai Đình! Tôi trông người Việt Nam!!! Tôi mong người Việt hiểu tôi ~ Chúng ta cùng sinh ra từ một bọc mà!!!

     Người Việt phải vươn lên, sánh vai cùng năm châu bốn biển!? Phải hiểu rằng xưa ta nhà quê , nhà quéo(!) Ta cùng một cội mà ra (!) Cối với cội dĩ nhiên đồng âm rồi! Xưa ta sống với CÂY chứ không sống với nhà cao cửa rộng (?). Lúc đầu ở trong hang đá! Ra ngoài nắng quá dĩ nhiên đụt dưới gốc cây! Cây nó thân thiết với người vô cùng! Cây đa cái miếu! Cây đa bến cũ!

     Khi ta biết trồng trọt rồi, cây vẫn là người bạn thân thiết nhất! Nói đến quê là nhớ đến người bạn thân dù là cây cổ thụ hay cây ngay trước nhà:

                                                            Một cây cù mộc , một sân quế hòe

     Dù là mái đình hay mái miếu, ta vẫn nhìn thấy cây thân thiết từ xa. Dù là ngàn dâu hay cây ăn trái. Ta nhìn xa gần, bên nương bên rạch ta thấy ấm lòng, ta thấy dội lên, hồi hộp; " tình Quê " Người nào không có TÌNH QUÊ thì không còn là người ???

                                                                                                                         C.D.M.

   KHAI

 

Bút dỉ mực nhòe lại bảo khai

Vo tròn tờ giấy vứt đi thôi

Hứng đâu gọi chữ? Ồ! Rơi rớt!

Chữ rổn rảng cười: Bớ Lão Lai!

Ra sân múa võ, ai thưởng thức

Cha mẹ đâu còn ghé mắt chơi

Xuân này chữ nghĩa trêu ta đó

Văn võ thừa thôi, nhẩy thảnh thơi

 

                                    C.D.M.

                                 mồng 5 tết

 TỈNH  ĐƯỜNG LÀM BẰNG CÂY LÁ

 

 

          Mỗi lần nghĩ tới Tỉnh đường Chương Thiện tôi lại mắc cười! Đó là Tỉnh Đường làm bằng cây lá!. Chả là vì hồi đó chiến tranh mở rộng, người ta thành lập một loạt các tỉnh mới! Tỉnh Chương Thiện (Vị Thanh sau này), tỉnh Phú Bổn ở Yaun Pa (một phần của Cao Nguyên), Tỉnh Bình Tuy (một phần của Phan Thiết), tỉnh Hậu Nghĩa (HUYỆN Đức Hòa, Đức Huệ bây giờ). Đây là những điểm nóng! Phe tả xâm nhập, đánh phá, khuynh đảo! Ôi! Chiến tranh tàn khốc! Nghe nói "Mới" tưởng bở! Nhưng dân thì thở dài ... vì đêm đêm nghe tiềng đại bác!

 

        Tôi khoái nhất cái tỉnh Chương Thiện vì nó không giống ai!!! Nó là con đường quan trọng để giữ cả tỉnh nam Cần Thơ. Xưa kia đi từ Cần Thơ qua Rạch Giá phải theo con đường qua phà Cái Tư. Nay thì Vị Thanh là trung tâm của tây nam Cần Thơ. Khi người ta thành lập tỉnh Hậu Giang thì Vị Thanh phát triển rất mau. Thị xã Long Mỹ rất sung, con đường số 6 rất đẹp, cầu Cái Tư xây rất hoàng tráng. Những xã như Vị Thủy, những ngã ba như Gò Quao, Sóc Ven càng lên đời. Tóm lại, những tỉnh mới mà người ta lập thời đó, bây giờ chỉ có Chương Thiện là giầu đẹp hơn cả. Tỉnh Phú Bổn chỉ là chống con đường xâm nhập từ Tây Nguyên xuống đồng bằng (cái ông Nguyễn Bính Thinh chỉ vì lên An Khê và bị thương nên lấy bút hiệu là An Khê luôn). Bình Tuy là con đường nam tiến của Phan Thiết. Huyện Hàm Tân không giầu, nhưng La Gi gần đó lại lên Thị Xã. Đặc biệt là cái anh Hậu Nghĩa. Củ Chi thì không có gì đặc biệt, nhưng Đức Hòa thì có đấy, đặc biệt là giáp Miên! Cái vùng gọi là Mỏ Vẹt được người ta tới hoài (xưa ông Lê Duẩn đã từng xâm nhập miền Nam qua đường này). Nay thì người ta kiến thiết hơi hơi hoành tráng, chắc mời gọi người Miên qua đây đánh bạc vì từ Nong Pênh qua đó cũng gần (!). Ngày nay nói đến Hậu Nghĩa thì người ta xa lạ lắm!

     Tóm lại thời bình người ta cũng ngó tới những nơi hẻo lánh để chứng tỏ ta đây cũng biết lo cho dân nghèo!!!

 

                                                                                                                                           C.D.M.

_______________________________

 QUỐC LỘ SỐ 5

          Người Việt ở Sài Côn (Thầy Quơn, Thầy Quang) không Nam Tiến vì gặp sình lầy, họ đi theo hướng Tây Nam vì hướng này dễ trị hơn hướng Tây (?). Họ không đi theo hướng Gò Đen (Hắc Khâu) rồi qua Cai Lậy là đất dữ dằn. Họ băng qua Cần Đước để tới Quốc Lộ số Năm? nơi mà ta thấy những người như con cháu họ Phan tránh (Nạn Triều Đình). Họ bỏ qua những đất hiền lành Tân Lý Đông, Tân Lý Tây, họ đi tuốt theo quốc lộ 5 (ngày nay) rồi băng tới Cái Bè. Cái Bè hồi đó là nơi đất lành chim đậu! Đó là nơi ven sông Tiền Giang, tuy không nhiều phù sa bằng Hậu Giang nhưng ...chơi được. Sau ngày cơn bão Nhâm Thìn đuổi họ chạy tuốt về Tây! Tránh được bão lũ nhưng lại gặp thứ dữ hơn: Giồng Cai Lộc (Chloc), giồng Dứa, giồng Cái Én! Toàn là những thứ trời ơi đất hỡi! Họ không trồng khoai lang, dưa gang ăn qua ngày mà lại đón đường làm phiền người ta:

                                                                     Ai về giồng Dứa qua Truông

                                                           Gió đưa bông sậy để buồn cho em

     Cái bờ Bắc sông Tiền có máu Anh Hùng lắm! Có bốn vị Anh Hùng ở Cai Lậy! Có Đốc Binh Kiều! Đặc biệt là phía Cao Lãnh (có thuyết nói có ông câu kê tên là Lãnh (!)

 

     Tôi quả quyết cái Trường Thi cuối cùng ở miền Nam đặt tại Cao Lãnh (!) tỉnh lỵ di động qua đó, bởi vì ở đó có Văn Thánh Miếu! Thưa quý vị, ở làng, ở huyện, phủ chỉ có Văn Chỉ, Văn Đàn chứ không có Văn Miếu!!! Văn Thánh Miếu Nam Bộ ở MỸ TRÀ chứ không ở Vĩnh Long sau này!!! Thưa quý vị Cái Văn Thánh Miếu ở Vĩnh Long là có người viết bậy, viết cho có!!!

 

     Người Pháp đã tới tàn sát vùng này. Ở Mỹ Thọ, Mỹ Thọ chứ không phải Tho. Mỹ Thọ, Mỹ Trà xác chết đầy đường nên mới có Văn Tế Cô Hồn Mỹ Trà!!!

 

        C.D.M.

 Núi Mo So

          Núi Mo So là một căn cứ dưỡng quân (?). Nó không phải là nơi tiến khả chiến thoái khả thủ. Nó không phải là đất mầu mỡ, chắc một điều là nó thiếu nước. Ngày nay người ta có thể khoan giếng sâu lấy nước, nhưng vùng này vẫn thưa dân! Ôi! Chiến tranh, nơi nào mà không bom đạn , không chết chóc (!) 

     Những người phe tả nói nhiều, ca tụng nhiều! Có lẽ nói sự kiên trì của những người tới lui đây. Tôi chắc chắn một điều là người ta không ở đông, ở lâu (!). Điều này nói lên sự kiên trì, sự chịu cực khổ của họ! Chịu cực là nghề của chàng mà! Cứ xem các chị Giao Liên thì biết:

                                            Chiều sang Tân Định sáng dời Cô Tô

     Nhưng tôi chắc một điều là họ đã nói quá (!). Cái hang này không thể đóng nhiều quân (?) Cái hang này không phải là một công binh xưởng (?). Hang nhỏ lắm không thể về họp hàng ngàn người (?).

     Trước đây tôi đã có lần về tận nơi! Nhưng gần đây tôi không vào được vì đường đi ngoằn ngoèo chênh vênh (mà tôi thì già yếu), nhẩy từ hòn đá này qua hòn đá nọ! Trước đây vùng này và Hòn Đất đã bị oanh tạc dữ dội! Nay thì không khấm khá lên được (!). Mấy người bán hàng lèo tèo không đủ hướng dẫn du khách! Người ta làm du lịch kiểu này thì không thấy lời lóm gì cả! Du Lịch thì phải ì xèo ăn nhậu? Khoe Khoang!                                                                           

 

C.D.M.

  SA ĐÉC

 

 

          Đường về Miền Tây hồi xưa phải qua Sa Đéc , thậm chí đi Miên cũng phải qua Sa Đéc !

     Bản đồ người Pháp xưa vẽ Sa Đéc , Long Xuyên , Châu Đốc vắt ngang qua hai con sông Tiền và Hậu ! Bản Đồ này sau đem về Pháp nên sau này chẳng ai được xem , tham khảo bản đồ này ! Thưa quý vị cái địa điểm Phong Nhiêu ở tuốt phía Bắc sông Tiền đấy!!! Thưa quý vị Trước khi đặt tỉnh thì cái thủ phủ của Sa Đéc nó ở tận bên Cái Bè đấy !!! Tổng Đốc Trần Bá Lộc ở trên đó và cậu con cưng Trần Bá Thọ cũng ở trên đó , và ông thầy dạy cậu hai Thọ là Phan văn Thạnh cũng ở trên đó . Ông thầy Thạnh ( hay Trị ) chán cái anh học trò này và chán luôn cả cái vùng này :

                                                 Nực cười Hòa Khánh quá nên bư

                                                Cha mẹ chẳng nuôi , nuôi Đạo Tư

Chỉ có cô em của Thọ là bà Đốc Phủ Mầu kinh doanh cái Cù Lao Năm Thôn ở giữa sông Tiền ! Nhưng cuối cùng bà Mầu cũng bỏ của chạy lấy người !!!. Đất thì quá mầu mỡ đi chứ (!) nhưng những kẻ tối rượu sâm banh sáng sữa bò nào biết gọi hồn đất theo kiểu Việt Nam !!!

     Thưa quý vị , đây là giữa đường , trạm dừng chân của người Pháp và người Việt khi đi qua Miền Tây và Cao Miên ! Họ đi qua Mỹ Tho tới Cái Bè rồi Sa Đéc , Lấp Vò để qua Miên . Tại sao lại đi vòng vèo như thế ! Chắc là nơi đó đang sinh tụ đông dân và trình độ cao (?) ( dĩ nhiên đi đường Tây Ninh  và các đường khác không được , vì người Pháp cai trị  Miền Nam bằng Ca Nô mà !)

     Tôi đồ chừng là những người buôn cây , gỗ quý đã tiếp chuyển hay là sơ chế những gỗ quý từ Miên về ...

                           Chợ Lấp Vò , Chợ Lấp Vò , chốn chốn người no

Chả biết từ đây lên Tân Châu dân trí thế nào , nhưng người Pháp đặt Tân Châu làm một quận khá lớn , rồi đông dân . Người Việt cũng ăn ké theo , mặc cho đi ghe nhỏ khá nguy hiểm vì con sông Vàm Nao ( nước chảy đứ đuôi xà )

     Tôi cũng nhắc lại một điểm là vùng này còn nhiều người Miên và người Chà . Tôi đồ chừng Sa Đéc là nơi ở của một ông " Vua " Miên  SamDek , Lai Vung là nơi ở của một ông Lãnh Tụ Chà : Lai chính là Lái ( Lái Vung ) . Lái là một Lãnh Tụ Chà cũng như ông Lái Gấm bị xử tử dưới thời vua Thiệu Trị !

     Lấp Vò sau này suy tàn , nhưng Sa Đéc cứ nhẩn nha đi lên !

Cũng nên nói qua về cái thăng trầm của tỉnh lỵ hay thị xã ... Cái danh hiệu tỉnh lỵ hay thị xã cũng làm cho tôi bận tâm nữa ! Sau 1975 người ta thành lập tỉnh Đồng Tháp , tỉnh lỵ đặt ở thị xã Sa Đéc ! nhưng ở bên kia sông đất rộng mênh mông , dễ xây cất , dễ kinh doanh nên người ta dời tỉnh lỵ qua đó , ngày nay phát triển quá mau nên ... Sa Đéc có vẻ lép vế (?) nhưng tôi vẫn thích cái vẻ cổ kính của Sa Đéc . Điều làm tôi ngạc nhiên không ngờ là nó đẹp , đep cổ kính ! Dọc sông Tiền rất đẹp và nên thơ . Trước đây đi xe đò qua tôi tưởng nó bé ! Ai ngờ nó đẹp cổ kính ! Mặc dù bên kia hoành tráng hơn , nhưng tôi vẫn thích vẻ đẹp cổ kính bên này !

     Truyền Thuyết nói rằng con gái Nha Mân rất đẹp . Truyền thuyết này có từ thời Gia Long lận (?) . Vua Gia Long chạy loạn tới đây gặp một người con gái đẹp mê hồn , ngài định lập làm Phi . Nhưng chạy loạn Tây Sơn thất điên bát đảo , bá thiên bá di nên ... thất lạc ... Đây là một xã không giầu , nhưng khi tôi đến 2020 thì xã này đường xá nhà cửa rất khang trang , mến khách , thức ăn ngon mà rẻ (!) ... thật không hổ là con cháu của một bà Phi ... hụt  (?)

     Một chuyện để đời hơn của Sa Đéc là Bữa Tiệc " Thịt Bò Lồi " , Người ta đốt một đống củi lớn , gác một con bò lên trên , khi bò ta nở căng lên , người ta lấy một con dao nhỏ sắc bén lụi dô một phát vào đùi , thịt bên trong lồi ra , người ta bèn xẻo , nhậu tươi !!! ... quá đã !!! ... Cụ Vương Hồng Sển còn nói những màn Văn nghệ đẹp mắt ... vui tai !!!  Thật đúng là một bữa tiệc dành cho các chức sắc cao cấp ...nhà giầu mà có máu văn nghệ ngút ngàn !  Tôi nghĩ vượt xa bữa tiệc của Từ Hi Thái Hậu đãi các sứ thần liền tù tì 5 ngày đêm ... bẩy chục món !!!

 

                                                                                                              C.D.M.

CÔNG VIÊN VÀ QUẢNG TRƯỜNG

 

 

          Thời này nói chuyện Công Viên thì thực là... lãng nhách! Không lẽ cái công viên mà ta cũng không biết làm sao?? Nhưng mà nói cho cùng, nó cũng góp phần tạo nên bộ mặt thành phố!

     Ở Đà Lạt cũng có những khu vườn khá đẹp, nhưng không phải là công viên (!). Cái vườn hoa cụ Sáu đẹp mát trời ông Địa, nay là Vườn Hoa Thành Phố (có thu tiền vào cửa (?) vườn hoa Bà Nhu cũng chung số phận là... thu tiền du khách (?) Nói của đáng tội tôi chẳng thấy khu vườn "của nhân dân" nào đẹp bằng Công Viên Lạc Hồng ở Bảo Lộc!!!

     Thành phố tôi ở có tới bốn, năm cái Công Viên, nhưng cái thì bệ rạc, cái thì dơ dáy, cái thì móc túi!!!

     Tôi thấy một cái công viên làm tuốt trên cao, cao hơn mặt đường đến hai ba tấc, người ta tráng xi măng và lót gạch chớ không trải sỏi, cây không được hưởng bao nhiêu nước, tôi thấy mấy cây sao cao cả chục mét nhưng bộ rễ của nó không đầy ba tấc, gió thổi bật lên dù đã kè ba cái cọc chống, trông mà mắc cười! Thật là giống cái vườn treo ở Babilone!!! Cái gọi là Quảng Trường thì lại càng không giống ai! Không giống như Hyde Park ở Anh Quốc! Quảng Trường là nơi người ta tụ họp tự do, chơi nhạc và vẽ tranh tự do, phát ngôn tự do! Ở VN thì không ngăn cản cũng ... dòm ngó!!!  Quảng Trường là của Toàn Dân!!!

     Cái đồi cù ở Đà Lạt người ta không tự nhiên vào! Cái hồ Xuân Hương người ta tự nhiên xả rác. Du Khách đi bộ từ chợ ra bờ hồ, nói năng tục tĩu, ăn uống nhồm nhoàm rồi xả rác xuống hồ!!!

     Nói lén các ông lớn chứ Công Viên và Quảng Trường ở Đà Lạt thua xa Công Viên Lạc Hồng ở Bảo Lộc!  Ôi! người ta làm cho có! Ra bộ ta đây cũng có máu Văn Nghệ Văn Gừng!!!

 

                                                                                                           C.D.M.

_____________________

 CHỬI RỦA

 

 

          Nói đến chửi rủa là người ta nghĩ ngay đến người chửi mất gà! Người ta chửi đến ba đến năm ngày liền thì có lẽ tập lại được mấy ngàn câu! Nhưng mỗi người chửi rủa một cách thì ai mà Tập Đại Thành nổi !!! có lẽ dày ngàn trang! Nhưng dù có tập lại thì nó cũng chẳng phải  là từ điển, chẳng phải sưu tầm, chẳng phải truyền bá (?). vậy nếu tập hợp lại thì nó là cả một văn hóa (!), văn hóa Rủa gà???

     Ông Hà Sĩ Phu có viết về rủa gà, ông mượn lời bà cô để chửi séo xã hội! Ôi! Người ta ăn cắp tày trời thì con gà con qué nhằm nhò gì?

     Chuyện chửi rủa bây giờ, từ chuyện nhỏ xíu tới chuyện tày trời, từ chuyện người nông dân ít học tới ông Tổng thống!!! Người ta nói bây giờ là Thời Đại Đồ Đểu (thời đại đồ đá tiến lên đồ đá mới, đồ đồng, đồ sắt, đồ ĐỂU). Không có chuyên gì mà không mưu mô, lươn lẹo, đểu cáng!!! Có những người thích chửi người ta! Có những người chửi thuê!!! Từ chuyện đói ăn nơi thôn quê đến chuyện lươn lẹo suốt ngày không khá! Người ta cày bảy, âm thầm và lộ liễu! Từ cấp xã cho tới trung ương, từ người đương quyền cho tới về hưu!

Người ta chửi bình thương cho tới bóng gió, cho tới vỗ mặt! Từ ông Tổng Thống bình thường cho tới Tổng Thống Đại Cường Quốc, càng chửi càng hay ho! Trong nước chửi ngoài nước! Từ người ngồi chơi xơi nước cho tới ... cho tới Đại Văn Hào viết hàng triệu trang! Người ta không ngại dùng những từ tục tĩu, tục đến Thiên Lôi phải chạy mặt.

Người ta hỏi sao tục thế! Vô văn hóa! Đáp: Đã chửi còn văn hóa văn héo gì nữa! Người ta chụp mũ, chửi nhau loạn xà ngầu! Ở bên Mỹ đã bị CIA sửa lưng: Sao các ông cứ chụp mũ không bằng cớ vậy? Nếu ai chụp mũ bậy thì báo cho CIA để chúng tôi mần việc!

     Bây giờ Tập Đại Thành thì có lẽ ông Chum, Tổng Thống Mỹ là bị chửi nhiều nhật! Nhiều khi khen mà là chửi! Nhiều khi nói tới vợ con, bạn bè mà là chửi! Từ chuyện trong xó tối tới chuyện hoành tráng ngoài đời! Người ta chửi ông Tổng Thống nước lớn nhất cũng như chửi chúa JêSu và bà Maria.

 

                                                                                             C.D.M.

NAY và XƯA

 

          Nói chuyện ngày nay, ai cũng biết, vì nó đập vào mắt mỗi ngày! Thế thì nói chuyện xưa thích thú hơn (!) . Người ta muốn biết chuyện xưa nó ra làm sao?

     Hồi xưa tôi đã từng đi xe thổ mộ từ Phú Nhuận đi Chợ Lớn ! Nghe tiếng chuông gọi khách , thích thú lắm ! Người ta đi chợ rau  vào khoảng Thuận Kiều . Cái chợ này gọi là Chợ Rẫy . Cả khu chung quanh này cũng gọi chợ rẫy . Sau này bệnh viện do Nhật Bản viện trợ , lớn nhất , kỹ thuật cao nhất cũng được mang tên Chợ Rẫy ! Người mua rau muốn biết chuyện xa hơn : Cái Cộ ! Cái Cộ là cái xe không bánh !!! trượt trên bùn lầy hay vùng nước cạn ! Nhưng ngày nay nào ai biết cái Đồng Ông Cộ nó nằm ở chỗ nào ??? Chỉ biết là đa số nó chở hàng từ Bắc xuống Nam , nó nuôi dưỡng nhiều người chở hàng chớ bộ !

Ôi ! Những vườn rau , vườn khoai , vườn lài ... chết tiệt hết rồi (!) Ngày nay người ta chở rau từ Đà Lạt và nơi xa về Sài Gòn . Ôi những cảnh cũ người xưa biến mất rồi ! Ngày nay người ta ngồi ở nhà ... phôn một cái là có đủ thứ , nhớ chuyện xưa ... mà chi ... no béo gì !!!

     Ôi ! Sài gòn người ta nhớ đủ thứ ! Ngồi đâu cũng thấy nhớ !  Ngồi ở Catinat nhớ cà phê ở Vườn Hoa Chi Lăng ! Ngồi ở Thương Xá Tax ngắm Sài Gòn thì thấy nhớ ... nhớ gì đâu  . Nhưng nhiều người văn minh hơn (?) thích ngồi ở quán cao tầng hơn ! Ngồi ở quán cao mấy chục tầng thì chẳng thấy cái Tương Xá Tax.

     Cũng chẳng ai nhắc tới Givral ! Brodart ! Passage Eden !

     Bây giờ siêu thị mọc lên khắp nơi , nhưng tôi nhớ và thích những món hàng mua ở Eden năm xưa .

     Nhớ hồi xưa tôi ở học gần trường đua Phú Thọ , cái sân cỏ rộng mênh mông của nó hôm nào mưa thì có hàng vạn con ễnh ương kêu điếc tai , không ngủ được . Bây giờ các ông lớn chia da xẻ thịt, nghĩ mà thương cho cái sân cỏ (?). Bây giờ giầu lên (?) có ông Mỹ nói Việt Nam phát triển Thần Kỳ (?) Nhưng lại có ông Mỹ nói Việt Nam theo chủ nghĩa Tư Bản sauvage . Bây giờ thay đổi nhiều lắm ! Nhưng tôi vẫn nhớ chuyện xưa , nhất là thân phận sinh viên nghèo

                                               Gác trọ về khuya cơn gió lùa

                                             Trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa

 Nghĩ lại thì thấy nó thơ mộng ... nhưng mà ... nhưng mà : Thơ mộng trên mây

 Ôi ! Trái đất quay đến chóng mặt.  Bây giờ chẳng thiếu thứ gì , nhưng tôi thấy nhớ ... nhớ... thiếu những món xưa , người xưa , cảnh xưa !!! ... dù xưa nó cũng có cái gì chẳng hay ho cho lắm : Đại Thế Giới !!! Đại Thế Giới làm người ta tan cửa nát nhà ... mà có người ca tụng đấy ! Có những cái xưa mà nay tôi không biết nó bị phá hay hô biến : Hồ Bơi ! Hồ Catinat thì sinh viên thích ! Hồ An Đông thì người ta chê dơ vì các cô gái Tầu đem con ghẻ Tầu xuống đó (?), Hồ Chi Lănh ở trên con đường lớn , khá đẹp và rông rãi , đắc địa ! Buổi tối mà có mưa rơi ... rồi các cụ già ( có những cụ nổi tiếng như : Phan Thê Roanh , Đông Hồ ... )  mướn một nàng ca kỹ xưa ngâm thơ Tỳ Bà Hành ... thì tuyệt cú mèo , buồn thúi ruột  . Nhưng có một hồ bơi khiến các chàng bàn tán ... rôm rả ! Đó là hồ bơi của trường Trung học Gia Long . Hồ do ông Phó Tổng Thống tài trợ ! Nhưng ông Tướng Hào hoa này chỉ chứng tỏ mình chịu chơi , chứ ổng không có thì giờ tới ngắm cá nàng ... Tắm !!!

 

                                                                          C.D.M.

 VƯỜN BÙI

 

 

          Tôi đọc Nguyễn Khuyến tới Vườn Bùi! Cứ tưởng Bùi là họ ông bạn Nguyễn Khuyến! Té ra Bùi là cây Vối!

     Cây Vối thì thân thương với người Việt thật, nhưng không quan trọng đến thế đâu!

     Tôi xin quý vị chấp nhận là ta biết uống vối trước khi uống trà! Cái Trà Tầu thì ta lại càng uống muộn nữa! Núi Vũ Di nào ai biết nó ở đâu!!! Ta biết uống trà từ thời Lý hay thời nào, ai mà biết!!! Chỉ biết rằng ta uống trà truyền từ Ấn Độ sang!!! Cái chú trà này mon men từ Ấn Độ qua Miến Điện, qua miền Vương Quốc A Va, qua miền Sip Song Pa Na tới vùng sông Đà Việt Nam! Cái chú Trà này cây cao ngất trời, ta phải leo lên hái lá để... nhai cho bớt mệt khi đi rừng!!! Có nhà khảo cứu còn gọi trà này là trà Shan! Vị chát nó khá mê! Tôi chả biết vua Lý đãi các vị thiền sư " trà: là trà gì? Hẳn nhiên là nụ vối hay trà rừng leo lên hái chứ không phải trà Tầu!!!  Hẳn nhiên nụ vối là đặc biệt của Việt Nam, là quốc Hồn cho nên người Pháp mới cho đem vối sang Paris đấu xảo (!) Đấu xảo gồm: con rùa, lá vối, mắm rươi (?)

                                                       Nước chè lá vối bên ta

                                               Nay mai hẳn nước Lang sa biết mùi

                                                       Mắm rươi khoe với nước người

                                               Rằng bên thuộc địa con giòi cũng ngon

Ôi! Cụ Nguyễn Khuyến ngồi nhâm nhi bát chè vối, chắc chẳng thích người Pháp làm những trò này (?)  Cụ Nguyễn Khuyến là người Việt trăm phần trăm, ngàn phần ngàn! Cái vườn Bùi chốn cũ của cụ tôi không được nhìn thấy! Qua hình trên mạng không thấy năm gian nhà cỏ, chỉ thấy cái ao bèo! Ôi! Cái ao bèo của cụ nó bé tí teo!!!

     Cái ao bèo này không dung cái thuyền gỗ hoặc thuyền nan lớn!!! Tôi không biết cụ xoay xở như thế nào!!! Phải là thuyền Thúng!!! phải không phát ra tiếng động cho cá đớp mồi!

     Nguyễn Khuyến làm một hơi ba bài Thu Vịnh, Thu Ẩm, Thu Điếu trên cả tuyệt vời. Cụ không làm việc cho Pháp, Nam Triều thì quá xệ rồi... ai phát lương cho cụ!!!??? để cho cụ quần xoay lá tọa (chắc ở trần). Nghĩ đến bà xắn váy quai cồng (!) mà ngậm ngùi tay đũa tay chén! Ôi! Chả biết ông này là nông dân thứ gì?

     Ta không biết gọi ông là gì! Hẳn nhiên không phải ông Tiên?  Một Nông Dân quê với vườn bùi, ao bèo, với khói nhạt và đom đóm lập lòe!!!

 

                                                                                                  C.D.M.

THÙ HẬN

 

 

          Tôi đọc truyện Tầu thấy một anh chàng có thù cha ! Anh đi tìm người giết cha mình để trả thù ! Sau bao năm tìm kiếm , anh chàng đã gặp ! Người này không biết anh, anh lại gần hỏi chuyện . Người này đang đục núi , hy vọng thông qua một con đường , để tránh vất vả , tránh đường đi ngoằn ngoèo qua lối hiểm trở , thú dữ !

Anh ta thấy hay hay , nhìn hoài ! Nghĩ bụng đợi ông kia làm xong thì sẽ ra tay giết .

Nhưng núi đục quá lâu , anh ta sốt ruột ... và nghĩ bụng lão này có trí , có tâm ... đáng thán phục !!!

Khi núi đục xong , anh chạy lại ôm lão , nói lời cảm phục , chiêm ngưỡng vị Bồ Tát này và nói mình là con trai người bị giết xưa , nay tìm người thù ! Người kia vươn cổ chịu chém ! Anh ta tuyên bố xóa bỏ hận thù xưa !

     Câu chuyện này tôi rất thích ! Ôi ! Chuyện xưa cho qua đươc thì cho qua đi ! ( tôi không tin số mệnh đâu ) . Mắc míu thêm chuyện chỉ làm cuộc đời phiền phức thêm !? Chẳng để làm gì ???

     Chuyện lớn hơn cũng thế thôi ! Chuyện tập thể , cộng đồng , quốc gia !  Người ta có nên trả thù Hitler , Xitta lin , Mao Trạch Đông ! Trả thù làm sao đây ??? Tôi rất thích cái ông Thích Nhất Hạnh ! Dân Tộc Việt Nam nhiều kẻ thù 1 Nhiều mối hận ! Thấy người thù hận nhiều, thương lắm ! Thấy người đau thương nhiều , thương lắm ! Ta giúp người trả thù chăng ? Ta giúp người tìm kẻ thù chăng ? Ta bảo người xóa bỏ thù hận chăng ?

     Thấy người đau khổ , thương lắm , nhưng nguyên nhân đau khổ có trời biết ???

                                         Trẻ bơ vơ đi giữa vườn hoa

                                         Hỏi thăm em em có mẹ cha

                                         Hỏi thăm em em có ông bà

                                         Một ngày qua em mất cả ba

Kẻ thù của em bé là ai ???

Tôi lại phải nhắc đến Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

                                     Kẻ thù ta đâu có phải là người

                                     Giết người đi thì ta ở với ai

 

                                                                                        C.D.M.

 CON Gì

 

Ông Trời sao lại lắm con

Mà Ông quản lý rất ngon tự rày

Thằng Ngưu chăm chỉ đi cày

Con Chúc hổm rày dệt lụa biếu ông

Mà sao ông chẳng thương cùng

Đày nơi đầu sóng cuối sông chẳng màng

- Bay ngu không hiểu nói càn

Mỗi đứa một đàng, năng xuất mới tăng

Lại còn cái vụ kiêng khem

Kế hoạch dân số chẳng nên đặt vòng

 

                                        C.D.M.

THI SĨ ĐIÊN

 

                                  VIỆT NAM LẮM THI SĨ ĐIÊN

 

 

          Ở bên Tầu có mỗi một ông Thi Sĩ Hạ tri Chương được gọi là Thi Cuồng ! Nhưng ông ta đâu có điên ! Ở Việt Nam có hàng tá hàng kí ông được gọi là thi sĩ điên ! Mà là điên Thứ Thiệt !!!

     Ông Nguyễn Bính ở nhà nghèo nát , không muốn ai tới thăm (?)

                                        Từ thuở về đây tớ vẫn nghèo

                                        Bạn bè chỉ có gió trăng theo

                                        Những phường bất nghĩa xin đừng tới

                                        Hãy để thềm ta xanh sắc rêu

     Chà Chà , Điên thế này thì có bạn gái không ? Có người yêu không ? . Người yêu thứ thiệt thì hiếm , nhưng người ông yêu thì đếm không xuể (!) Buổi chiều trên chùa Hương , ông mê mẩn khách vãng lai … bỏ hết bạn bè , đi theo.   Và …

                                        Hay cô ở lại về cùng ta

Ông đi đến đâu cũng có thần tượng nữ để … chiêm ngưỡng ! Thậm chí tới Hà Tiên ông còn yêu cả cháu gái bạn !  Người thấp bé , không đẹp trai nhưng hay mơ ( cả giấc mơ tưởng tượng của người khác

                                           Lang thang tôi dạm bán thuyền

                                   Có người trả chin quan tiền lại thôi

     Hàn Mặc Tử có điên không ? Ồ ! Có mà Điên mới mang cái xấu trai , bệnh nan y đi rao xem có ai yêu không ? Tất cả Mộng Cầm , Mai đình , Lệ Thanh là yêu rao trên mạng đấy ???

   Nguyên Sa không điên hay sao mà tả người đẹp đến độ … người ta không hiểu nổi :

       Hôm nay Nga buồn như một con chó cái ốm

       Như con mèo ngái ngủ trên tay anh

     Nguyễn Tất Nhiên giết người trong mộng là ông tưởng tượng trong cơn điên … chứ ông giết ai ? Dù ông có là hạt mưa rơi  trên tượng đá hay ông lầm lũi đi trong giò cát … từng đêm lạnh lùng thì cũng là tưởng tượng trong cơn điên !

     Nguyễn Đức Sơn đem gia đình lên núi , làm khổ vợ con ! Được khoác cho cái tên Sơn Núi hay ho nhưng có nên công trạng gì (?) Còn ông Nguyễn Bắc Sơn tung hoành ngang dọc . Nhưng ông kể chuyện : xin nghỉ phép về thành phố chơi điếm … Không bằng tôi thích cái anh Sơn ngồi câu :

                                              Ta thích ngồi câu bên bờ sông

                                              Để cho tâm trí được phiêu bồng

                                              Cá chẳng đớp mồi càng thích thú

                                              Miễn là câu được đám mây bông

     Tuệ Sĩ làm đủ mọi nghề , đi quá nhiều nơi , nhưng cứ nghe nói đến trường Sơn là ông lại nổi lên trăm mối ;

                                                 Quê người trên đỉnh Trường Sơn

                                          Cho ta gửi một nỗi hờn thiên thu

Ông không điên sao khi gặp chuyện gì cũng buồn , nói chuyện với ai cũng … buồn !!!

     Bùi Giáng không dở người sao , khi yêu người này , muốn làm bạn với người khác … và … tả người con gái không giống ai … và ông yêu cả người điên (!!!) . Ông tả đên Đức Phật cũng … không giống ai :

                                                   Phật ngồi dưới gốc Bồ Đề

                                      Tiên Nương quỳ gối tóc thề chấm vai

                                             Thưa rằng Phật thực là tài

                                      Thấy mà như đã từ ngoài vào trong

     Ôi ! Trên đời còn có những khi buồn tập thể ; Một lũ già , đầu tóc lưa thưa , nói ra ngớ nga ngớ ngẩn

                                             Văn nghiệp tiền trình khả điếu quân

                                             Mao đầu tận lạc tự mao luân

                                            ( Con đường văn nghiệp khá thương ông

                                               Lông đầu rụng hết như lông cai đầu )

Chữ luân có thể đọc là lon , lôn  : Thế là một lũ già cười khùng khục , khằng khặc . Cơn điên tập thể này cũng … thú vị đấy chứ !

     Võ Văn Trực không điên khi tả đời sao :

                                            Cuộc đời dở chuột dở dơi

     Bành Thanh Bần không điên khi tả các quan lớn sao

                                               Thằng nào khi đã làm quan

                                           Mà không bóp nặn nhân gian trăm hình

                                               Chó đâu chê cứt chúng mình

     Tế Nhị thì hơi hơi điên khi tả :

                                             Gặp nhau chủ khách òa lên khóc

                                             Tâm sự ngàn đời khó nói ra

     Đỗ Trung Quân thì điên quá cỡ , điên quá khổ khi ông đầu hàng bằng cách giương cờ trắng , cờ làm từ quần của vợ ông

                                       Ta giương cờ trắng (làm ) từ quần vợ ta

                                       Ta xin thua , ta xin tha .

     Bùi Minh Quốc điên bạo hơn khi chửi rõ Thiên Đình

                                              Bùn nhơ tự chín tầng cao

                                       Ngẩng đầu là thấy thiên tào mặt mo

     Có những thi sĩ vô danh , làm thơ con cóc , có nghĩa là chui gầm bàn

Trong buổi họp lớn , có những thi sĩ làm thơ điên , dĩ nhiên phổ biến bằng cách truyền tay nhau … dưới gầm bàn :

                                                Trung ương về họp chính tri

                                            Cả bọn cưởi khì chẳng chịu phát biêu

     Tác giả bài thơ này đã xáo trộn năm dấu theo kiểu… bút tre

     Thi sĩ điên này bạo mồm bạo miệng quá ( uống mật gấu chăng ) Có thể ông ta thí mạng cùi . Cũng có thể ông ta xuống cấp ( sắp cuốn )

 

                                                                                            c.d.m.

 ĐÒ CHIỀU

 

Sông nước chảy về đâu cho đò ta cỡi sóng

Cỏ ven đê rước đò mát chiều nay

ôi lạnh lùng ngàn năm xưa vẫn thế

Sáo diều êm tràn ngập góc thi nhân

Ta đếm , ta đếm những tháng ngày trôi biệt

Lòng nao nao lả lướt mái chèo khua

Ngắm nước đục lòng bâng quơ tự hỏi

Chiều ơi chiều có hò hẹn cùng ta

Vung tay buồn vẫy gọi đám mây xa

Và ấm áp khi sẽ về quê mẹ

 

C.D.M.

NGƯỜI NGHÈO MẦN THƠ

 

 

          Câu nói nghe chói tai ! Người nghèo biết mần thơ sao ? Sao lại không ? Ca dao cũng là thơ chứ ! các cụ coi khinh thơ con cóc , thơ bình dân , thơ với … thẩn !!!

     Nhưng quả thật có những câu phát xuất từ quê nghèo nhưng … nhưng … các cụ nghe … thì … hết hồn !

     Những câu dung tục , thô tục thì … vẫn cứ là thơ !

Có lẽ các cụ gọi những bài mình sáng tác là  … thi . Ừ , thì Thi vẫn cứ là Thơ nhưng … cao cấp hơn (?)

     Ông Trương Tửu chả biết có thần phục mẫu quốc (?) không ? Nhưng ông gọi Ca Dao là Kinh Thi Việt Nam !!!

     Cha mẹ ơi ! Người nghèo nghe chữ Kinh  … thì hết hồn rồi ! Bởi Kinh chỉ dành cho Phật Gia , Đạo Sĩ , Nho Sĩ !!!

      Quốc Sĩ vô song là ngươi Hàn Tín ! Ông Hàn Tín chuyên giết người được … khoác chữ Sĩ ! Ông Doãn Quốc Sĩ không làm thơ cũng xưng Quốc Sĩ ??? . Nhưng nòi chung , hình như có chữ SĨ thì người ta kính trọng !

     Dân nghèo chẳng bao giờ khoác trên vai chữ SĨ !

     Có những bài rõ ràng là của dân nghèo , rõ ràng là sáng tác từ  quê … nhưng rất hay , rõ ràng là từ người có học , nhưng … học lóm !!!

     Đặc biệt là con … cò ! Con cò thân thiết với dân quê Việt Nam lắm ! Có ông sưu tầm những bài về con cò ! Không biết mấy trăm bài , hay lắm !

                           Con cò đậu cọc cầu ao

                    Ăn sung sung chát ăn đào đào chua

                           Chiều chiều ra đứng cổng chùa

                    Trông lên Hà Nội thấy vua đúc tiền

                           Ruộng tư điền không ai cầy cấy

                    Liệu cô mình ở vậy được chăng

                           Mười lăm cửa bể anh đã đóng đăng

                    Cửa nào lắm cá anh quăng chài vào

                           Anh quăng phải ngọn cái con sông đào

                                   Vừa sâu vừa chảy

                                   Anh bỏ anh đi

                            Kén vợ đã bẩy năm nay

                          Tình cờ anh gặp nàng đây

                    Như cá gặp nước như mây gặp rồng

                       Mây gặp rồng bát văn bát vũ

                       Cá gặp nước con ngược con suôi

                                Chồng Nam vợ Bắc em ơi

                         Sao em không kiếm một người như anh

                                Chim vàng đậu đám cỏ xanh

                         Kìa kìa chim phượng đỗ cành dâu da

                                  Ta thương người , người chẳng thương ta

                        Cành kiêu kiêu bổng cành na na chìm

     Bài ca rất hay , nhiều tâm sự , có hồn thơ ! Chả biết tâm sự hỗn độn như thế nào nhưng cứ là thơ , là ca !!!

     Người nghèo cũng biết thả thơ ca vào nghề ươm tơ , nghề buôn chè Tầu :

                                    Cô kia thắt giải lưng xanh

                            Có về Nam định với anh thì về

                                    Nam Định có bến đò chè

                            Có tầu Ngô Khách có nghề ươm tơ

                                    Ươm tơ phải giữ mối tơ

                            Một trăm mối đứt phải chờ mối anh

     Dân nghèo khoái nói về con chim , con cá , con … chó !

                                    Sông dài cá lội biệt tăm

                             Phải duyên chồng vợ , ngàn năm cũng chờ

Con ngựa thì :  Tuấn mã phi nước đại qua cửa quan lớn . Đúng lúc bà lớn đánh địt … Ngựa phi qua phi lại ba vòng mà lỗ đít bà lớn chưa khít (?)

Con chó thì :

                                   Khi nằm với vợ thì phải đứng

                                   Quanh năm chẳng được chén chè Tầu .

A Ha !  Thơ người nghèo nhiều sắc thái quá . Nhiều mầu sắc , nhiều tâm sự , nhiều tưởng tượng quá ta !!!

     Người nghèo chỉ mua vui cho người giầu thôi … chẳng có tài vật gì để … trả ơn !!!

                                      Ơn này biết lấy gì mà trả

                               Xin quỳ hai gối chống hai tay

Nhất là những người diễn viên ( chả biết giầu hay nghèo , dĩ nhiên người ta liệt vào hạng nghèo ! ) Những ứng khẩu của các ông này chẳng được kể là thơ .

                                       Vua chèo còn chẳng ra chi

                               Quan chèo đi nữa khác chi thằng hề

Cụ Nguyễn Khuyến đã mượn lời vợ người phường chèo . Còn tôi , tôi đã gặp một anh Kép có hồn thơ (!)

                                           Tôi là anh kép Minh Tơ

                                    Tôi đi quân dịch lơ mơ bên rừng

                                           Gặp cô bán rượu tôi ưng

                                     Tôi dắt vào rừng uống rượu với tôi

                                          Uống xong quên cả đất trời

                                      Miệng thơm mùi rượu hai người ngủ chung

                                           Giữa rừng căng một chiếc mùng

                                      Chiều xuân gió lộng đì đùng súng vang   

 

                                                                                           C.D.M.                     

  ĐAN VIỆN THIÊN AN

 

 

          Nói đến ĐAN VIỆN THIÊN AN  người ta nghĩ ngay đó là lớp học đạo Thiên Chúa . Nhưng công giáo không mua đất mới mà xây trên đồi Thiên An ( Cũng có tài liệu nói Nguyễn Huệ kinh doanh một vùng gọi là Đan Dương và viện Đan Dương chính là Đô của ngài )  , mà có người nghĩ rằng ở dưới đó là nơi yên nghỉ ngàn Thu của vua Quang Trung .

Nhưng chúng ta cũng nên ghi nhận một điều là chưa chắc ngài đã dăn xây mộ và cúng bái như thế nào ? Rất có thể ngài dặn chôn bừa dưới đất , và … sau một thời gian thì làm lể bỏ mả (?)

     Người Công Giáo lúc đó có rất nhiều Linh Mục nghiên cứu Phong Thuỷ . Người ta muốn triệt Long Mạch của nhà Tây Sơn vì chỉ Tây Sơn mới phát sinh Anh Hùng ???

Đối với người Pháp thì Gia Long quá tồi tệ !!! Ông ta không phải gìong chính , mà lại là con thứ ! Ông ta bán con đi để cầu viện Bá Đa Lộc ! Ông ta làm mọi việc hè hạ … miễn là giành lại ngôi cả từ tay Tây Sơn !!! Nhưng người Pháp không thành công (!) vì người Việt vẫn ái mộ anh em Tây Sơn !

     Nhưng mộ Quang Trung không ở đó đâu !

Hãy rà lại nơi xuất phát của Tây Sơn : Tây Sơn xuất phát từ núi Đồng ! Có tài liệu nói Tây Sơn là con cháu bà Nguyễn thị Đồng (?) Làm gì có bà Nguyễn thị Đồng ở đây ! Đó là núi Đồng Tâm ở huyện Quế Sơn ! Núi Đồng Tâm là nơi phát tích ! Người ta đã họp các nhóm ( bộ lạc ) ở Đồng Tâm để bàn việc khởi nghĩa . Những quyết định ở đây đã được mọi người tuyệt đối tuân theo ! Dù là Đệ Nhất Trại Chủ . Đệ Nhị Trại Chủ , Đệ Tam Trại Chủ cũng phải theo quy củ này , không ai dám lộng quyền . Khi Quang Trung từ Thăng Long về tranh quyền … ngài đã không qua khỏi luật lệ này … vì … người ta đã bầu Nguyễn Nhạc làm đệ nhất trại chủ rồi !!! Quang Trung dù là Bách Chiến Bách Thắng , dù là anh hùng cũng không qua khỏi cái “ Đồng Tâm “ này !!!

     Ôi ! Mấy ông này nào có ở Quy Nhơn mà tìm . Phủ Quy Nhơn mải sau này mới đặt ở phủ Hoài Nhơn ! Chính những người như Mai xuân Thưởng … và những người theo hướng của ông đã viết Tây Sơn phát tích từ Quy Nhơn ! Chính những người ít học , bậy bạ … xuyên tạc … đã làm nên hai tiếng Quy Nhơn ! Mãi sau này Minh Mạng mới gọi Bình Định là Tỉnh Chiêm  , Còn thời Gia Long người ta gọi Bình Định là Gia Định Kinh . Cái thành Hoàng Đế ở đó là do Gia Long xây chứ dân gian chẳng bao giờ coi Nguyễn Huệ là Hoàng Đế cả !!!

     Cho nên chính chỗ Bình Định là Gia Định đấy !!! Qui‎ vị không thấy ở Bắc vào , qua sông trước , sông sau thì tới thành đó sao  ( có sách nói Tiền Giang , Hậu Giang ở Sài gòn , thật là đọc sách không tới ) . Thưa qúy‎ vị  Ngưu Chử ở cửa sông đó chứ nào ở Kompong luông ! Ngưu chử là cửa sông đẹp chứ không ở bãi lầy của người Hoa sau này ! Qu‎i vị cứ việc tìm Ngưu Chử ở đây , xin đừng vào Sàigòn nghe cá sấu kêu tưởng rằng Nghé !!!

     Khi Nguyễn Huệ ra Bắc . Nguyễn Nhạc cướp Ngọc Hân của Nguyễn Huệ

                                                 Số đâu có số lạ đời

                                        Con vua mà lại hai đời chồng vua

Quí‎ vị đừng cười tôi nói chuyện động trời !!!  Khi tìm diệt tất cả con cháu Tây Sơn , chẳng có tên Nguyễn Văn Đức đó sao ??? Nguyễn văn Đức là con Nguyễ Huệ , cũng là con Nguyễn Nhạc !!!???   Viết sử phải mổ xẻ tài liệu chứ không nên viết láo lếu !!!

     Trở lại cái Đô của Nguyễn Huệ : Xin đừng rờ tới Hoàng Thành nhà Nguyễn , xin đừng đào bới lung tung .

     Khi Gia Long thống nhất thì đóng đô ở dinh Quảng Đức ( Quảng Trị )

     Đô sau này là do Minh Mạng xây dựng ! Còn Quang Trung thì ở phía Nam vùng này : Vùng núi Tam Toà , núi Ngự Bình ( không biết Bình này có lien hệ với tên ngài không ) Có lẽ tên Huế dân gian gọi có từ đây chăng ??? ( thời  đó là nơi chàng Bình ở )

Bởi Thuân Hoá không thể nói trại thành Huế được ???

Hoá người ta chỉ phát âm thành Quá chứ không thể thành Huệ được ???

     Tôi cũng xin mách quí vị là họ nói giòng Tây Sơn từ xa xưa di cư từ Nghệ An > Thế thì đúng tủ rồi . Ba con sông ở Huế sao mà sao mà giống ba con sông ở Nghệ An thế : Sông Ô Lâu , sông Bồ , sông Chuồi phải chạy đã đời từ Ngàn Sâu , Ngàn Phố , Ngàn Trươi !!!

 

     Sử nói tất cả nơi mới lập ở phía nam đều gọi là Trấn Biên . Tháp Phổ Đồng ở Trấn Biên , đố các bạn tìm ra tháp ! Hãy ra Đà Nẵng mà tìm thác Phổ Đồng !!!  ( chính vùng Đà Nẵng , Hội An đã đem lại cho ngài Thái Phó Trương Phúc Loan nguồn thu nhập lớn  : nguồn Thu Bồn .   Người ta vô Biên Hoà  … nhưng chẳng có ai tìm thấy thôn Bàn Lân ? Hãy ra ngoải mà tìm Pandaran (?)

     Ôi ! Con đường Nam Tiến người ta đã cho nó tiến quá sớm trong sách vở !!!

     Nguyễn Huệ đã dày xéo , chà đạp Trấn Biên ( Hội An ) , người Tầu bèn chạy xuống Ngưu Chử ( Quy Nhơn )  Ôi ! Gia Định cũng giống như Trấn Biên mà thôi ! Gia Định là đất MỚI ĐỊNH THÊM !!!

     Cái đất sình lầy ở SàiGòn ( KompongLuông ) Người ta qua nhà hang xóm phải đi ghe nhỏ hoặc cầu khỉ chỉ dành cho bọn cướp biển sau này , nó chẳng thể là Gia Định Kinh ! Gia Định Kinh chỉ có thể ở Hoàng Đế Thành mà thôi !!!

 

                                                                                                  C.D.M.

  ĐAN VIỆN THIÊN AN

 

 

          Nói đến ĐAN VIỆN THIÊN AN  người ta nghĩ ngay đó là lớp học đạo Thiên Chúa . Nhưng công giáo không mua đất mới mà xây trên đồi Thiên An ( Cũng có tài liệu nói Nguyễn Huệ kinh doanh một vùng gọi là Đan Dương và viện Đan Dương chính là Đô của ngài )  , mà có người nghĩ rằng ở dưới đó là nơi yên nghỉ ngàn Thu của vua Quang Trung .

Nhưng chúng ta cũng nên ghi nhận một điều là chưa chắc ngài đã dăn xây mộ và cúng bái như thế nào ? Rất có thể ngài dặn chôn bừa dưới đất , và … sau một thời gian thì làm lể bỏ mả (?)

     Người Công Giáo lúc đó có rất nhiều Linh Mục nghiên cứu Phong Thuỷ . Người ta muốn triệt Long Mạch của nhà Tây Sơn vì chỉ Tây Sơn mới phát sinh Anh Hùng ???

Đối với người Pháp thì Gia Long quá tồi tệ !!! Ông ta không phải gìong chính , mà lại là con thứ ! Ông ta bán con đi để cầu viện Bá Đa Lộc ! Ông ta làm mọi việc hè hạ … miễn là giành lại ngôi cả từ tay Tây Sơn !!! Nhưng người Pháp không thành công (!) vì người Việt vẫn ái mộ anh em Tây Sơn !

     Nhưng mộ Quang Trung không ở đó đâu !

Hãy rà lại nơi xuất phát của Tây Sơn : Tây Sơn xuất phát từ núi Đồng ! Có tài liệu nói Tây Sơn là con cháu bà Nguyễn thị Đồng (?) Làm gì có bà Nguyễn thị Đồng ở đây ! Đó là núi Đồng Tâm ở huyện Quế Sơn ! Núi Đồng Tâm là nơi phát tích ! Người ta đã họp các nhóm ( bộ lạc ) ở Đồng Tâm để bàn việc khởi nghĩa . Những quyết định ở đây đã được mọi người tuyệt đối tuân theo ! Dù là Đệ Nhất Trại Chủ . Đệ Nhị Trại Chủ , Đệ Tam Trại Chủ cũng phải theo quy củ này , không ai dám lộng quyền . Khi Quang Trung từ Thăng Long về tranh quyền … ngài đã không qua khỏi luật lệ này … vì … người ta đã bầu Nguyễn Nhạc làm đệ nhất trại chủ rồi !!! Quang Trung dù là Bách Chiến Bách Thắng , dù là anh hùng cũng không qua khỏi cái “ Đồng Tâm “ này !!!

     Ôi ! Mấy ông này nào có ở Quy Nhơn mà tìm . Phủ Quy Nhơn mải sau này mới đặt ở phủ Hoài Nhơn ! Chính những người như Mai xuân Thưởng … và những người theo hướng của ông đã viết Tây Sơn phát tích từ Quy Nhơn ! Chính những người ít học , bậy bạ … xuyên tạc … đã làm nên hai tiếng Quy Nhơn ! Mãi sau này Minh Mạng mới gọi Bình Định là Tỉnh Chiêm  , Còn thời Gia Long người ta gọi Bình Định là Gia Định Kinh . Cái thành Hoàng Đế ở đó là do Gia Long xây chứ dân gian chẳng bao giờ coi Nguyễn Huệ là Hoàng Đế cả !!!

     Cho nên chính chỗ Bình Định là Gia Định đấy !!! Qui‎ vị không thấy ở Bắc vào , qua sông trước , sông sau thì tới thành đó sao  ( có sách nói Tiền Giang , Hậu Giang ở Sài gòn , thật là đọc sách không tới ) . Thưa qúy‎ vị  Ngưu Chử ở cửa sông đó chứ nào ở Kompong luông ! Ngưu chử là cửa sông đẹp chứ không ở bãi lầy của người Hoa sau này ! Qu‎i vị cứ việc tìm Ngưu Chử ở đây , xin đừng vào Sàigòn nghe cá sấu kêu tưởng rằng Nghé !!!

     Khi Nguyễn Huệ ra Bắc . Nguyễn Nhạc cướp Ngọc Hân của Nguyễn Huệ

                                                 Số đâu có số lạ đời

                                        Con vua mà lại hai đời chồng vua

Quí‎ vị đừng cười tôi nói chuyện động trời !!!  Khi tìm diệt tất cả con cháu Tây Sơn , chẳng có tên Nguyễn Văn Đức đó sao ??? Nguyễn văn Đức là con Nguyễ Huệ , cũng là con Nguyễn Nhạc !!!???   Viết sử phải mổ xẻ tài liệu chứ không nên viết láo lếu !!!

     Trở lại cái Đô của Nguyễn Huệ : Xin đừng rờ tới Hoàng Thành nhà Nguyễn , xin đừng đào bới lung tung .

     Khi Gia Long thống nhất thì đóng đô ở dinh Quảng Đức ( Quảng Trị )

     Đô sau này là do Minh Mạng xây dựng ! Còn Quang Trung thì ở phía Nam vùng này : Vùng núi Tam Toà , núi Ngự Bình ( không biết Bình này có lien hệ với tên ngài không ) Có lẽ tên Huế dân gian gọi có từ đây chăng ??? ( thời  đó là nơi chàng Bình ở )

Bởi Thuân Hoá không thể nói trại thành Huế được ???

Hoá người ta chỉ phát âm thành Quá chứ không thể thành Huệ được ???

     Tôi cũng xin mách quí vị là họ nói giòng Tây Sơn từ xa xưa di cư từ Nghệ An > Thế thì đúng tủ rồi . Ba con sông ở Huế sao mà sao mà giống ba con sông ở Nghệ An thế : Sông Ô Lâu , sông Bồ , sông Chuồi phải chạy đã đời từ Ngàn Sâu , Ngàn Phố , Ngàn Trươi !!!

     Sử nói tất cả nơi mới lập ở phía nam đều gọi là Trấn Biên . Tháp Phổ Đồng ở Trấn Biên , đố các bạn tìm ra tháp ! Hãy ra Đà Nẵng mà tìm thác Phổ Đồng !!!  ( chính vùng Đà Nẵng , Hội An đã đem lại cho ngài Thái Phó Trương Phúc Loan nguồn thu nhập lớn  : nguồn Thu Bồn .   Người ta vô Biên Hoà  … nhưng chẳng có ai tìm thấy thôn Bàn Lân ? Hãy ra ngoải mà tìm Pandaran (?)

     Ôi ! Con đường Nam Tiến người ta đã cho nó tiến quá sớm trong sách vở !!!

     Nguyễn Huệ đã dày xéo , chà đạp Trấn Biên ( Hội An ) , người Tầu bèn chạy xuống Ngưu Chử ( Quy Nhơn )  Ôi ! Gia Định cũng giống như Trấn Biên mà thôi ! Gia Định là đất MỚI ĐỊNH THÊM !!!

     Cái đất sình lầy ở SàiGòn ( KompongLuông ) Người ta qua nhà hang xóm phải đi ghe nhỏ hoặc cầu khỉ chỉ dành cho bọn cướp biển sau này , nó chẳng thể là Gia Định Kinh ! Gia Định Kinh chỉ có thể ở Hoàng Đế Thành mà thôi !!!

 

                                                                                                  C.D.M.

 NGHE TIẾNG CHIM GÙ

 

Khu vườn tôi không đẹp không xấu

Nhiều cây cao ngạo nghễ chọc trời chơi

Không có sơn ca véo von giọng tuyệt vời

Nhưng trời ơi tiếng gì hớp hồn tôi

Giọng tuyệt vời trầm trầm trong sương sớm

Tiếng thanh bình

Trời sinh trời sinh

Ôi cái giọng thanh bình trời sinh trời sinh

Ôi con chim đồi mồi

Con chim gáy ba lèo

Cúc cu cu ...cu ... cu ... cu

Lòng kẻ quê lâng lâng niềm ... ao ước !

Thanh Bình .....

 

                                           C.D.M.

TIÊNG ĐÊM

 

Bóng đêm tí tách đập sân nhà

Ta nhớ người xa dạ xót xa

Tâm sự ngổn ngang treo cành trúc

Ngồi ngắm mai già cứ ngẩn ngơ

 

TIÊN KHÙNG

 

Thơ ông mỏi cẳng chạy cuồng

Chạy vào ngõ hẻm bàng hoàng gặp Tiên

Chàng này phóng bút chơi liền

Vẩy nên vài chữ tiếng khen để đời

 

THẰNG NÀY ĐƯỢC

 

Bẩy mươi gặp được nhóc con

Chàng này thi phú lại còn hơn ta

Danh lợi mà chi ! Bỏ đi mà !

Lên non Quần Ngọc ... 

Trăng tà Đài Dao ...

 

                                               C.D.M.

 YÊU LOÀI VẬT

 

 

          Người Âu Mỹ nói người Á Đông không yêu loài vật ! Người ta chê quá làm cho anh Hàn Quốc tổ chức Vận Động Hội , rồi không ăn thịt chó ! Không như anh Tầu nói : Trời sinh loài vật để cho ta ăn thịt ! ( nhưng trong Cổ Học Tinh Hoa có câu hỏi vặn: thế trời sinh ra con hổ để ăn thịt người hay sao ??? Nói gì thì nói , ăn thịt vẫn ngon hơn ăn rau ! Cái anh Âu Mỹ bèn nghĩ cách giết con vật làm sao cho nó bớt đau đớn , tội nghiệp! Mấy anh còn nghĩ làm sao cho con vật nó khỏi đánh nhau , đau đớn (?) như mấy con gà chiếp phải chặt mỏ nhọn đi để chúng khỏi mổ nhau (?) . Mấy anh Tầu còn nghĩ rằng lột da thỏ còn lông (để làm áo lông) khi còn máu lưu thông thì da đó sẽ đẹp hơn ! Cái anh đập đầu thỏ phải rất khéo tay đến độ con thỏ vừa chết mà máu còn lưu thông (?) Ôi ! Cái anh tay nghề cao này đã đập hàng ngàn con thỏ mà không thấy gớm tay chút nào???

     Người Âu Mỷ đã chế ra hàng ngàn thứ thuốc giảm đau trước khi giết một con vật ? Không như ta giết chim bằng cách vặn cổ , giết mèo bằng cách trấn nước , giết nhiều con vật bằng cách quật mạnh xuống đất, lấy búa phang vào đầu ! Ôi , con vật cũng như con người , biết đau dớn chứ ! Nhưng người ta cho là chuyện bình thường ... không nghĩ ngợi gì cả ?

     Còn chuyện nuôi gia súc : Yêu hay không yêu thì cũng lắm chuyện để bàn nhỉ?

     Người Việt tuy rất khoái thịt chó , nhưng ít khi giết một con chó mà mình đang cưng để ăn ! Họ thường đi chợ mua thịt chó chứ không chịu giết một con chó khôn , khéo giữ nhà , hiền ( không cắn bậy ) và còn biết nghe lời chủ ! ( tôi có mảnh vườn , thường đi lại trồng tỉa. Một hôm ở nhà tôi bảo con chó : Tô ! Xuống vườn coi vườn . Thế là anh ta lùi lũi đi ngay ( không hỏi lại ? )

     Người ta còn gọi những con chó khôn là con chó có nghĩa (?) chủ đau thì buồn , chủ chết thì khóc ( có nước mắt đàng hoàng ). Riêng con trâu thì người ta nói có nước mắt khi chủ bàn tán đem giết , nhưng các nhà khoa học cho rằng trâu quá già , sắp chết thường có hiện tượng chảy nước mắt )

     Riêng Việt Nam ta lại có niềm tin là con vật tốt tướng sẽ đem lại điều may mắn cho chủ nhà :

                                                               Đi chợ thấy chó huyền đề

                                                       Thấy gà ngũ trảo mua về mà nuôi

( chó có móng mọc cao hơn mấy móng kia , gà có móng mọc cao hơn , gần cựa ) .

Những con vật này mang lại may mắn cho chủ nhà (?) . Còn nhiều con vật nữa như mèo tam thể , con vật có mấy xoáy lông ở lưng , ở đầu ...

     Cái chuyện huấn luyện quân khuyển ! Trước đây người ta nói bài học đầu tiên dành cho quân khuyển là bị đánh thật đau , thật lâu , rất tàn nhẫn , rất tàn nhẫn ... sau đó bảo sao nghe vậy . Chuyện này có lẽ xưa rồi ... nay huấn luyện cách khác , khoa học hơn(!) . Mấy anh chó má này đánh hơi ma tuý và kẻ địch rất giỏi ... nhưng không biết có ngửi mùi vũ khí được chăng ? Nhưng dù sao cũng có anh được phong tới Đại Uý , được lãnh lương hưu ... và chết được chôn ở nghĩa địa riêng . Người ta đã đối đãi với khuyển không Khoa học (!) và hợp lý (!) như đối với khỉ khọt. Ông này được phong tới Hầu Tước ! Người ta đồn rằng khi chủ Phi Yến Thu Lâm thì ... phà cho anh ta chút khói ...  sau đó dậy anh ta đi ... ăn cắp , vì anh ta nhỏ người ... dễ leo qua cửa sổ . Không hiểu các nhà độc tài , toàn trị có dậy đệ tử theo kiểu phà hơi khói không ?

     Ở Âu Mỹ bây giờ có sự yêu loài vật thái quá , mà nhiều người cho là lố bịch , dị hợm , khoe của ... nói của đáng tội tôi thấy người ta phê bình cũng ... đúng !!!

     Người ta gọi là thú cưng ( tôi có cô cháu gọi chó là con , và bắt con trai cô gọi nó là em). Đi đâu cũng lo cho thú cưng như lo cho con ! Người ta có bệnh viện dành cho thú cưng , khách sạn dành cho thú cưng ! Nhưng dường như không có trường học dành cho thú cưng , ngồi ăn chung , ăn tiệc với thú cưng ...  và làm ma trang trọng cho thú cưng rồi về nhà chia của mà thú cưng để lại !!!

 

                                                                                                           C.D.M.

  ÁO BÀ BA VÀ CÂU HÁT HUYỀN THOẠi

 

Áo BÀ BA trên con đò nhỏ

Em đi vào huyền thoại miền Nam

Em Ba ơi

Tiếng hát mềm như gió

Ấm như sương

Nhưng vắt vẻo trên cành thương nhớ

Em biết không

Anh ấm áp nửa tà

Suôi về câu huyền thoại

 

                                          C.D.M

  THẤT SƠN HUYỀN BÍ

 

 

          Trước đây , nhiều lần tôi đã nói Thất Sơn huyền bí ! Đối với người cố cựu và những người lang bạt từ miệt trên xuống , nhất là các chi phái Hoà Hảo !

     Đối với tôi thì Thất Sơn cũng lạ lùng ... và bây giờ ... bừng tỉnh như chuyện cổ tích : Nàng Công Chúa Ngủ Trong Rừng !!!

     Tôi đi từ phía Kiên Giang ... dọc theo kinh Tám Ngàn , tới Cống Ranh rồi Tức Dụp . Nơi đây hồi xưa hoang vu ngút ngàn! Nơi ẩn náu của những người du kích chống quân ngoại nhập ! Bây giờ dân sinh tụ khá đông với chợ búa và trường học . Đường xá khá rộng cho xe lưu thông ! Qua khỏi cầu là cư xá sĩ quan khá đẹp ! Đủ cho các ông lớn sinh hoạt tiện nghi và có lẽ sáng đi làm từ đây tới Chi Lăng không đầy nửa tiếng đồng hồ ! Đâu ai còn thấy cái huyền bí của nó ! Chi Lăng hồi xưa chứa hàng trăm ngàn lính !!! Nhưng bây giờ là thời bình , nên tôi không thấy chú lính nào lang thang ngoài đường hay ... đi tới bãi tập bắn !

Đúng là tên Chi Lăng bây giờ so với cái tên xưa thì ... một trời một vực ... không thấy cái không khí náo nhiệt xưa ! Tôi thăm chợ Ba Voi hay Ba Doi (?) thì lại càng khác xưa ! Xưa nó là cái chợ chồm hổm , nay rất rộng rãi khang trang ! Hải sản không biết từ biển nào tới (?) , đủ thứ trái cây từ miền Trung , Miền Bắc không biết tới bằng cách nào ? Đúng là thương nghiệp ngày nay không chừa những nơi xưa kia là rừng rậm ,rừng rú !!!

     Những chân núi sình lầy , những nơi ngập nước ... xưa ít người đặt chân tới , nay đông vui ì xèo , đâu thấy bóng dáng một ông Năm Chèo nào ( ông Cá Sấu ) . Rừng Trà Sư nay trở thành một nơi du lịch ! Chẳng có nơi nào được gọi là Láng Linh nữa ! Cái ông núi Két cũng bị xoá sổ là nơi nguy hiểm !

Tôi đi quanh núi rừng trùng điệp mà thấy nó rất hiền lành ! Đi về phía Tây thì thấy Nhà Bàn khá phồn vinh , bán đủ thứ , chỉ thua có cửa khẩu Tịnh Biên!

     Cái tôi thích thú nhất là được thăm Cửu Trùng Đài ! Thời cụ Phạm Công Tắc xây nên thì đây đúng là một kiến trúc kỳ công !  Không biết bây giờ thì lễ hội của đạo Cao Đài như thế nào ! Nhưng tôi thấy Đài cao và cảnh quan chung quanh rất đẹp , rất bắt mắt , yêu đời lắm chứ !!! Tôi thấy Đức Thầy cũng chẳng phải một người tầm thường , cũng nên ghi công !!! Cũng nên ghi ơn !!!

 

                                                                                               C.D.M.

                                                                                              1 - 7 - 2020

 DẠY CON

 

 

          Nhân sinh tối ái giả , Tử dã

     Người ta không yêu gì hơn yêu con ! Những người ghét con , xua đuổi con , lợi dụng con ... không nói làm gì ! Những người yêu con , bình thường là muốn con nên người ! Hơn người ! và hãnh diện vì con !!!

     Nhưng ... khổ đời cho dân Việt Nam ! Tối không phải là rất , không phải là trên hết , mà ... người ta đã yêu con một cách ... tối tăm !!!

    Ôi ! Chính vì thế mà Việt Nam đang đi xuống ???

     Ôi ! Từ bé xíu người ta đã dạy con phải HƠN người ! Học kém thì phải vươn lên dù ... copy chàng bên cạnh ! Ra đường đánh lộn đừng đứng vào phe thua ! Đừng mách thầy giáo hay bố nó , phải xoay sở để hơn người ! Đi nơi xa thì đừng khoe dốt , phải mượn đỡ của anh em (!) . Khi lớn lên phải chứng tỏ ta đây hơn người ! Phải khoe bố mẹ và chú bác ! Những vị dạy con láo như thế thì ngại gì sự thật , sự giả ! Tôi từng thấy đứa con đánh cờ , ông bố ngồi bên mách nước ngầm !

     Ông bố đi làm về thì khoe với con rằng : ở sở tao ... ghê gớm lắm ! Người ta chẳng hiểu thế nào là làm gương cho con !!! Ông bố luôn kể chuyện tham nhũng , lươn lẹo , cày bẩy nhau trước mặt con ! Vợ chồng chửi bới nhau tục tĩu , ngoại tình trước mặt con!

     Ông nội không làm lớn , nhưng sinh nhật ông nội thì... đi mựơn người đóng vai ông nội !!!

     Con bất tài , nhưng chạy chức , chạy quyền và lợi lộc cho con ! Người ta làm mọi cách để chuyển tiền của và mọi thứ cho con nên dân gian đã có lời diễu " Hy sinh đời bố củng cố đời con "

     Ôi ! Những người ghé mắt , phẩm bình là những người rỗi hơi ! Thối mồm !

     Trước đây có một ông đặt tiệc lớn mời nhiều người để ... giới thiệu thăng con Thần Đồng . Nhưng xui cho ông , một anh phóng viên đặt câu hỏi cắc cớ ! ... té ra cậu bé là một thằng ngu đần !

    Chỉ những người buồn tình ... ngứa miệng , không kiêng nể khi thấy một thiếu niên không ra gì ... mới phán rằng : Rau nào sâu nấy !!!

 

                                                                                     C.D.M.

NGUYỄN DU NGÒI BÚT CỦA CHÀNG và 1OO bản LUÂN VŨ

 

 

          Đọc Nguyễn Du ta có thể biết trước ngài viết những gì ... nhưng cũng chẳng thể biết ! Ấy mới khéo ! Ấy mới kỳ diệu !

     Kim Trọng xuất hiện không kỳ diệu sao ? Tập truyện đề là Truyện Kiều ! Nhưng Kim Trọng xuất hiện ... át cả Kiều đi (???)

                                                  Trông chừng thấy một văn nhân

                                         Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng

                                                  Đề huề lưng túi gió trăng

                                         Sau lưng theo một vài thằng con con

                                                  Tuyết in sắc ngựa câu giòn

                                         Cỏ pha mầu áo nhuộm non da trời

     Ôi ! Không còn là một thanh niên đẹp nữa ! Ngòi bút của Nguyễn Du đã trên mọi ngòi bút !

Không phải là một văn nhân ! Không phải là một thi sĩ (!) Trời đã sai chàng xuống để mọi người chiêm ngưỡng ! Mọi người ngây ngất .

Chàng đã trọ bên hiên Lãm Thuý ! Và một buổi chiều êm trời . Tưởng rằng học cửa Khổng sân Trình ... nhưng , nhưng cũng thảng thốt , vội vàng (?)

                                                 Buông  Cầm xốc áo vội ra

Ôi ! Buông Cầm xốc áo ... ngày nay thanh niên nào đọc hiểu (?)

Vứt mẹ nó đàn xuống giường

Ôi ! Xốc áo ...  ngày nay thanh niên lại không hiểu nữa ... ?  Xưa mặc áo chùng bén gót ... thế cho nên , nếu đi vội thì phải "xốc áo" . A Ha ! Vội làm chi vậy chàng !!! Sợ nàng Tiên sẽ biến mất ! Hẳn nhiên nàng Tiên này là Cú Đờ Phút ! Sợ ra chậm nàng Tiên sẽ biến mất ?

     Ấy , vội như thế , nhưng chỉ còn lại một chút ... hương rơi !!!

     Khi tả môt anh chàng ngáo đá nhưng có tiền ! Con phú ông xài vung vãi mà !

     Anh chàng gặp người đẹp thì nửa quay quay như màn xiếc , nửa mê mẩn như hồn đi vắng , gọi mãi không về ! Mặc dù thềm quế cung trăng ở nhà đã có ... chị Hằng !

nên khi sư tử mời rượu ... thì chàng :

                                                Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay !!!

     Đến khi Kiều gặp một anh chàng  hiên ngang :

                                                Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo

Tự xưng mình là số Zách

                                                      Một đời được mấy anh hùng

                                               Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi

Nàng hãy lại gần đây ! Xem rõ mặt ta

                                                      Lại đây xem lại cho gần

                                               Phỏng tin được một vài phần hay chăng ?

( Cũng vì Kiều nói " Tấn Dương được thấy mây rồng có phen " mà vua Tự Đức khen truyện Kiều rất hay nhưng ... muốn đánh Nguyễn Du 100 roi )

     Anh Hùng thứ thiệt mà :

                                                      Rằng Từ là đấng Anh Hùng

Anh Hùng nên nói một là một , hai là hai

                                                      Một lời đã biết đến ta

                                              Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau

     Ôi ! Ngòi bút của Nguyễn Du dọc ngang giang hồ , bốn bể , trời đất ...

     Ngòi bút Thần Kỳ Bí ! Không mấy người có được !!!

 

                                                                                                     C.D.M.               

   SAO PHẢI SÓI ĐẦU

 

Ai bắc cầu để ai qua sông

Cầy mây dắt lối kẻ phiêu bồng

Mây hồng mây trắng mây mong đợi

Mà kẻ bên sông chẳng chạnh lòng

Ơi hỡi nàng Tiên trong huyền thoại

Đẹp làm chi lắm tớ chờ mong

Tóc mây ngà ngật trong sương lạnh

Một kẻ vời trông chẳng chạnh lòng

 

                                       C.D.M.

 

                   NHẬM SÀ

 

Uống một ly

Phá nỗi sầu

Uống hai ly

Ngẫm sự đời

Uống ba ly

Nghe sự chan chát

Liếm vành ly

Rồi rửa ly

Nghe vị khác

Vị ngọt ngọt chăng 

Ồ !

Mây bay

Sương rơi

Nhậm sà

 

                          C.D.M.

                      VỤN

 

VỤN I

 

 

1 -  Mái nhà đơn sơ

      Nghe tiếng ru hời

      Như bóng người còn đọng

 

2-   Đi không đến đâu huynh

      Đi đâu

      Nhớ nơi cũ

 

3-   Chim quốc kêu

       Trong bụi cây

       Làm ta nhớ

 

4-    Gió Thu

       Nghe như xé lá

       Có tiếng rơi đâu đây

 

5-    Nói bá láp thao thao

       Mệt rã rời

       Vợ đợi cơm

VỤN II

 

 

1-   Nghe như tiếng gió

      Cỏ non

      Cánh đồng hoang vu

 

2-   Hoa rụng hết chăng

      Ô kìa một cành gãy

      Một bông hoa

 

3-   Ta đi trên bãi cỏ hoang

      Nhớ quê cũ

      Tiếng côn trùng rả rích

 

4-   Tiếng lá trong gió thu

      Hạt mưa rơi tí tách

      Tiếng gì đây

 

 C.D.M.

 

 

                                                 

 NHỮNG KẺ BÊN LỀ

 

 

          Ô ! Những kẻ hằng sản , hằng tâm , hằng chạy theo con đường ái quốc !!! Nhưng suốt đời cứ lẽo đẽo đi bên lề !!!

     Ôi ! Những kẻ có tiền , tài năng rất lớn ! Nhưng ... nhưng ... không hiểu tại sao những đóng góp của họ cứ ... đi lên trời !!!

      Có những người chê Nguyễn Mạnh Tường viết những bài cho chính quyền . Họ không biết rằng những bài viết bằng tiếng Pháp mới là tâm huyết của ông ! Những bài này được ngoại quốc rất thán phục ... nhưng tiếc thay những người trong nước lại không biết đọc ! Như vậy ... thì ông là kẻ bên lề rồi còn gì (?) . Trong những năm tháng sôi động , ta thấy những kẻ đóng góp rất nhiều ... nhưng nhân dân lại không biết tới !!!  Trước đó , nhiều kẻ tâm huyết , nhưng người ta lại kể là hành động cá nhân , hoặc làm chơi lấy tiếng (!) hoặc làm khơi khơi ...  không ích lợi cho quốc kế ... dân giầu . Những người như  Bạch Thái Bưởi đóng tầu , người làm sà bông Cô Ba ... người ta cho là chuyện cá nhân ??? sau này chẳng ai nhắc tới ! Năm 1945 ông Trịnh văn Bô bỏ ra 3000 lượng vàng (!) nào ai biết ông là ai ?

Ôi ! Người ta còn lẫn lộn  thực hư nữa  . Đệ  tử của Cường Để về Quảng Tây làm rầm rộ , phong quan tước , những người này vỗ ngực , xa hoa , hút thuốc phiện và chơi gái . Trong khi nhũng người vì đất nước ... người ta không ủng hộ , noi gương  làm theo .  Ông kỹ sư Trần thanh Vân ở Quảng Bình ... giúp dân ... ai mà làm theo ! ông Thiên văn học Thuận về đóng góp cũng như không ! Ông Trịnh Đình Thảo đóng góp nhiều không ? Nhiều lắm ! Người ta còn chẳng hiểu gì và xuyên tạc ! Ông Nguyễn Hữu Thọ bù nhìn thì là anh Bù nhìn coi dưa , đứng bên lề cũng như bà Dương Quỳnh Hoa nói Anh với tôi cũng chỉ là bù nhìn thôi !!!

     Những kẻ đứng bên lề nhiều lắm : Nguyễn ngọc Lan , Lữ Phương . Trần Tam Tỉnh , Trần Vàng Sao ! Những kẻ đứng bên lề thì làm sao có xôi thịt ! Tỉnh giấc mộng Nam Kha thì chỉ có rau muống luộc ! 

     Đi đã đời : vào bưng  ra thị nhớ bạn ... nhớ mìên , nhưng nào biết mình là ai ! Ngắm trăng mờ ảo ... nào biết trăng dắt về đâu :

                                                                         Trăng liềm chênh chếch đổ

                                                                         Về phương nào đó anh

                                                                                   

                                                                                                                                              C.D.M.

NỢ NƯỚC

 

 

      Con người sinh ra là đã mắc nợ rồi!

     Nợ tiền thì hiểu liền, đếm được ! Nhưng nợ tinh thần thì mơ hồ lắm . Người bình thường thì đi vay mượn . Nhưng  nợ tinh thần thì không đi vay ! Người ta vướng nợ ! Mắc nợ !!! Ai làm cho ta một điều tốt thì ta tìm cách trả ơn !

     Ôi ! Giúp đỡ ta nên người , cho ta một địa vị, một hoàn cảnh tốt ! Ta được sống trong thanh bình (!) Một ông Vua , ông nguyên thủ quốc gia , ông Thủ Tướng !!! Mơ hồ lắm , ông Thủ tướng thì người ta bầu lên đó thôi ! Vậy thì , vậy thì chẳng mắc nợ cái ông Quốc Gia này ???

     Ôi ! Việt Nam ! Việt Nam nghe tự vào đời ! Việt Nam hai tiếng nói trên vành môi ! Nghe thì suôi , thì có lý ! Nhưng nếu chỉ mặt nói : anh mắc nợ ! thì ôi thôi ! Chẳng ai nghe suôi !

     Tôi sinh ra ở một đất nước quá nghèo ! Quá nghèo . Phải chăng vì nợ quá nhiều !!! Ôi! Cái nghèo này nó mơ hồ , chằng chéo , khó hiểu , khó diễn tả ! Trước đây , khi người Pháp đánh ta ... thì ta nói nợ non sông , nợ đất nước . Phan Chu Trinh , Phan Bội Châu có mắc nợ không ? Hai cụ bôn ba trong ngoài nước ... Hô hào trả nợ... Mấy ngừoi nghe , mấy người theo !

     Ngày nay nói mắc nợ , trả nợ , thật là chẳng biết đường nào mà mò ? Đánh Pháo ... và giũ sạch những điều người Pháp làm ! Đường xe lửa , cầu Doumer , mỏ than , vườn cao su !  Đánh Mỹ ( Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô , Trung Cộng ) Ta tha hồ chửi Mỹ vì nó có cho ta một xu nào đâu ? Có xây dựng cái gì ở VN này !

     Vậy ta chẳng mắc nợ ai cả ! Ta chỉ không trả được nợ nước vì ta có làm gì cho Việt Nam đâu ???

 

                                                                                                                             C.D.M.

ĐIỂM TÂM và CÀ PHÊ NGHÍA

 

 

          Ở xứ tôi , nhà giầu ít khi điểm tâm tại nhà ! Người ta ăn sáng tại tiệm sang ! Tiệm ngon ! Người ta nếm tại mỗi tiệm cho biết của ngon vật lạ ! Cho biết tay nghề của đầu bếp ! Người ta so sánh , người ta bình bầu ... rút kinh nghiệm ! Mai mốt tiệc tùng , đám cưới hỏi ... sẽ đặt bàn ! Tôi là đệ tử của Cà Phê Đạo , nên tới tiệm cà phê nào thì nhấm nháp rất kỹ ! Trầm ngâm quan sát từ mùi vị , giá cả cho tới người phục vụ ... cảnh quan !!!

     Tôi không thích bước ra đầu ngõ uống cà phê dù đó là quán sang và ngon ! Tôi mời quý vị lang thang cùng tôi . Xin lỗi , tôi là một thằng cọc cạch lửa nhưng đã nhập quốc tịch Nam Kỳ. Xin mời quý vị lang thang cùng tôi , ghé Đà Nẵng vào quán W . Love để thưởng thức cà phê cùng các nghệ sĩ sông Hàn ! Vào Nha Trang , nếu bạn ở khách sạn năm sao Sunrise thì buổi sáng bạn ra sân trước uống cà phê ngắm các đảo chung quanh cũng là cái thú tuyệt vời . Tới Phan Thiết bạn đừng quên khách sạn , sau lưng là biển , nước xanh biếc ( xanh nhất VN , có hồ nước ngọt , cối giã gạo dùng sức nước va ... vườn đầy kỳ hoa dị thảo ! Uống cà phê mà nghe gió reo trên nước biếc , sương mù trên nước biển thì thật là càng đẹp du hồn người !

     Có cái ngược đời là tôi không thích cà phê Tùng và dãy cà phên trên đường anh đào Đà Lạt ! Cái lạ đời là tôi lại thích cà phê ở Bảo Lộc hơn Đà Lạt ! Nếu bạn tới quán Gọi Gió ở Bảo Lộc thì sẽ thấy quán bên sườn đồi , uống càng sớm càng hay : Một bên là thung lũng sương mù , một bên là đồi núi nhấp nhô , cây cao thấp õng ẹo vươn mình trước gió làm cho khách thẫn thờ ... nhưng đừng quên uống cà phê quá ngon !!! Quán thứ hai mà tôi kéo tay bạn đến là quán Đôi Dép ! Quán có nhiều Bonsai vừa lâu năm vừa đẹp mắt ... trên cả tuyệt vời !

     Tới Sài gòn bạn đừng quên ghé Miền Thảo Mộc ! Quán làm rất cầu kỳ và tốn kém : Gồm 16 tầng : Sáu tầng hầm ở dưới đất và mười tầng ở trên , trang trí rất công phu và dĩ nhiên uống cũng được !  Cái thứ hai ở Sài gòn mà tôi cũng khoái là Lâu Đài Đá ! Cái đặc biệt của lâu đài là không dùng Xi măng , không viên gạch nào ! Lâu đài chỉ dùng đá và đồng !!! Lâu đài có trang trí hình các danh nhân thế giới ! Nếu bạn ái mộ những ông này thì tần mần ngắm đi ngắm lại ! Một điều nữa làm tôi chú ý : măt bàn uống cà phê là một tấm kính , bạn có thề ngắm cá bơi lội ở dưới !

     Về miền Tây thì bạn có thể ghé Tràm Chim và Tân Châu để thấy cái hiền hoà của sông nước , cái mênh mông của ngã ba sông có thể nhìn sang nước bạn !

Cuối cùng , nếu bạn muốn vượt biển thì xin mời ra đảo ngọc Phú Quốc . Đường lên quán cà phê là đường độc đạo , ngoằn nghèo ! Nhìn ra ba phía biển , uống cà phê sáng hay chiều đều có cái vẻ đẹp riêng của nó .

 

                                                                                                                        C.D.M.

THẦY ĐỒ CHẲNG ĂN KHOAI

 

 

          Ôi ! Ông Đồ của Vũ Đình Liên buồn tẻ , nhạt nhẽo và sống thảm não ! Nhưng ông có đóng góp gì không ? Có ! Ông có đóng góp vào khung cảnh đìu hiu của đường phố ngày tết !!!

     Nhưng tôi muốn nói đến toàn thể ông Đồ ! Sống ra sao ? Nghĩ gì ? Nghĩ đến tụi trẻ con nhà nghèo , nhà giầu ?

     Trước hết ta hãy ngó bộ gió của ông ! Đa số là ông nghèo , áo the thâm cũ ! quần cháo lòng , đi guốc mộc ! Nhà giầu rước người thì gọi là gia sư ! Các quan rước người thì thường là bạn thân và thường không có tên gọi ! Thường gọi là Thầy ( Người ta gọi những ông này là Thế Bá của thằng nhỏ ! ) Đại khái cũng gọi tùm lum và thường là những từ rất kính cẩn !

     Ở đây tôi xin nói nhiều về ông đồ nghèo !

Ông Đồ có vợ nuôi rồi , mở lớp dạy để được đồng nào hay đồng nấy ! Ông đồ nghèo đi dạy rong , nếu ngồi ở nhà người kha khá thì còn đỡ ! Nếu gặp nhà hơi nghèo thì thật là cùng bất đắc dĩ !!! Học trò đã ngu dốt , chỗ ở chẳng ra gì. Cơm ăn thì khỏi phải nói các bạn đã biết ... ăn như chủ nhà !!! nghĩa là cơm dưa muối rau mắm ! Thỉnh thoảng có củ khoai , củ từ ... ăn chơi !

     Chủ nhà và hàng xóm láng giềng đều không biết chữ ! Biết tâm sự cùng ai ! Thầy ngồi buồn ... ngâm thơ ... thì ai người nghe ???

     Thầy chợt nhớ tới Thuyết Khách Khoái Triệt khuyên Hàn Tín lập thân độc lập , không theo Lưu Bang nữa... mà lập thành một nước riêng ! Khoái Triệt nói : Thời hồ ! Thời hồ ! Bất tái lai . Ý nói Hàn Tín đủ tài đủ đức , có lực lượng lớn ! Không nhân thời cơ này làm chuyện lớn ... thì thời sẽ không bao giờ trở lại !

     Thầy Đồ thích ông Khoái Triệt này quá ! Thầy bèn lẩm bẩm một mình : Thầy Đồ ! Thầy Đồ ! Chẳng ăn khoai !

 

                                                                                                                                       C.D.M.

     TỪ TÀO KHÊ TỚI KIM  LONG

 

 

          Không kể người Pháp tới ! Không kể triều Nguyễn ! Văn minh trước đó ở Thăng Long là ... dưới sự trị vì của Trịnh Sâm !!! Nhưng Trịnh Sâm bị rất nhiều người ghét vì ... lộng quyền ! vì ... âm mưu lên ngôi vua !!!

     Mà trước đó thì rất nhiều người tài giỏi , giầu có ... di cư từ Bắc sông Cái ( sông Hồng ) xuống ! Tôi muốn nói tới cái rực rỡ của Bắc Ninh ! Tôi muốn nói tới ông Chúa tài giỏi , văn võ toàn tài và còn nghĩ tới vua Lê ! Tôi muốn nói tới ông Trịnh Cương.

     Chả biết ông Trịnh Cương thường ...ở đâu , nhưng quần thần văn cũng như võ giúp rập cho ông đều ở Bắc Ninh. (Không kể những người Hoa giầu có , buôn bán và làm nhiều nghề ... ở Đồng Tỉnh , Huê Cầu  ... !

     Tôi muốn nói tới Ngũ Huyện Khê , sông Đuống , ngòi Then , sông Tiêu Tương , ngã ba Tam Giang ( Không phải ngã ba Hạc ở Việt Trì ) , sông Cầu và đặc biệt là TÀO KHÊ mà trong bài trước tôi có nói tới . Tào Khê không phải là buôn bán , nghề ngỗng ...  mà Tào Khê là trung Tâm văn thơ .

     Ngày nay người ta nhắc tới Bắc Ninh là nhắc đến Quan Họ ! Nhưng tôi nhắc đến Tào Khê là nhắc đến những thi sĩ: Trông cá cá lặn , trông sao sao mờ ! Những người ngồi ngắm nhân tình thế sự... ngắm nước chảy đá mòn :

                                                      Đá mòn nhưng dạ chưa mòn

                                             Tào Khê nước chảy vẫn cò trơ trơ

     Trên đường Nam Tiến . Người Việt đi thuyền ... vượt sóng cả , gió dữ ... người Việt cũng dừng lại ở những con sông , đầm phá ... lắm cá nhiều tình

                                                  Thuyền về Đại Lược

                                                  Duyên ngược Kim Long

                                                  Đến đây là lối rẽ của lòng  

                                       Phải duyên thì thắm lại cho đỡ não nùng tiếng sương

     Cái duyên , cái tình , cái keo sơn của cô gái Huế

                                                       Em thương anh cha mẹ đánh trăm roi

                                             Song rồi em trỗi dậy em quyết một lòng theo anh.

     Cái mật ngọt ( cái keo dính ruồi ) của các cô gái Huế không những làm điêu đứng các chàng trai trẻ mà còn ... làm một chàng con trời mất cảnh giác, liều mạng ... đi tìm!!!

                                                              Kim Long có gái mỹ miều

                                                    Trẫm thương  trẫm nhớ Trẫm liều Trẫm đi

     Khu đất này chính là khu đất đẹp nhất ở Huế ! Làng Cư Chính ở đây ! Khu nhà Mồ các vua Nguyễn ở đây ! Đất xây Biệt Thự cho oai phong của ông bố vợ vua : Vũ xuân Cẩn cũng ở đây !

     Đây là khiếu thẩm mỹ của những người có tài , có học , biết thưởng thức , chứ không phải con cháu những từ Tào Khê ... di cư đến !!!

     Không tin ! mời các bạn tới Kim Long một lần cho biết !

 

                                                                                                                                       C.D.M.    

GIÓ ĐƯA CÀNH TRÚC LA ĐÀ

 

          Ôi Thăng Long ! Thăng Long ngàn năm văn vật !

     Thi sĩ đang ở Thăng Long hay từ Huế về Thăng Long ! Cảnh vật làm say đắm lòng người . Không phải Thi Sĩ từ Huế về rồi bất chợt Tức Cảnh , bất chợt say lòng ! Không phải là tiếng chuông Trấn Vũ làm say lòng thi sĩ ! Không phải là tức cảnh !!! Mà tình yêu đã say lòng thi sĩ .. !!! Cành trúc quanh Hồ Tây ! Thọ Xương làng ven hồ ! Mịt mù khói toả ven hồ ! Tiếng chày làng An Thái không phải là tiếng chày giả gạo ... hay tiếng chày giặt quần áo ( như người Tầu ) mà là tiếng chày làm giấy ! Người ta cưa khúc cây luồng rồi ngâm vôi cho luồng mục nát , rồi đem vào cối ( cối đứng , đạp chân ) công phu lắm !!!  Có yêu Hà Nội lắm ...lắm ... mới thở ra những câu có điệu , có hồn này !!!

     Cái ông Thi Sĩ không phải là tức cảnh đâu ! Mà hồn ông vơ vẩn cùng gió đưa cành trúc !

     Tôi không cần biết Thọ Xương hay Thọ Khương ở Huế như thế nào ? Tôi chỉ biết Canh gfà Thọ Xương và tiếng chuông Thiên Mụ nhái lại giọng Thăng Long Hà Nội như thê` nào ! 

     Người ta nghe tiếng chuông Thiên Mụ ( bà mụ Chiêm Thành ) là liên tưởng tới bà chúa linh thiêng.. Người ta cầu bà ban cho Quốc Thái Dân An , chứ người ta không ngắm Cành Trúc La Đà .

     Thật vậy , ở Huế người ta không tới Thiên Mụ để ngắm  Cành Trúc và nghe tiếng gà gáy đêm !!! ...

 

                                                                                                                                  C.D.M.

   SÁCH CŨ

 

 

         Bây giờ có nhiều người sưu tầm sách cũ !

     Không phải họ sưu tầm những cuốn như : Lê Tắc viết thay Trần Ích Tắc về sử xưa Việt Nam ! Cũng không phải họ sưu tầm cuộc đời lưu vong của Lê Chiêu Thống , cuốn An Nam Dịch Ngữ , cuốn Ô Châu Cận Lục ! Cũng không phải họ sưu tầm những tác giả gần hơn : Nguyễn Hiến Lê , Vương Hồng Sển , Trần văn Khê , Ngô Tất Tố ( việc làng ) . Những người mua đắt Cổ Học Tinh Hoa , Quốn Văn Giáo Khoa Thư được coi là tầm thường , ngớ ngẩn ...

     Cái mà họ sưu tầm say mê , tha thiết là những cuốn sách , những tác giả ... gần gũi với họ ! Có hình bóng , cuộc sống và nhân cách gần giống với họ !!!

     Gọi là cũ , nhưng chỉ thời ông Diệm , ông Thiệu ! Tôi muốn nói tới Nhật Tiến , Duyên Anh ... những tác giả rất trẻ và ... viết cho tuổi trẽ đọc ! Hồi đó tôi mê hai ông Kẹ này lắm !

     Đọc Nhật Tiến tôi thấy đầy sức sống ! Tràn ngập hình bóng của thiếu niên , thanh niên và ... cả tôi trong đó ! Những Thềm Hoang , Những Người Áo Trắng , Chim Hót Trong Lồng làm ta nhớ lại một thời thoải mái nhưng ... khó thở ! Một thời mơ mộng ... giấc mơ đen và giấc mơ hồng !!! Đúng là nhà văn của tuổi trẻ , đã trẻ , chưa già , nhưng hơi hơi già ... sắp già và ... hình như làm bộ dạy đời !!!

     Duyên Anh với Điệu Ru Nước Mắt , Thằng Côn , Thằng Vũ , con Thuý ...

     Hồi đó tôi cho học trò của tôi viết luận văn, đề tài là: Em mới đọc một cuốn sách mà em rất ưng ý , hãy kể lại và nói nhận xét của em ! Học trò của tôi viết về Điệu Ru Nước Mắt dài hơn 50 trang ! Cha mẹ ơi ! Trong đời dạy học của tôi , đây là bài luận văn dài nhất mà tôi đã chấm !!! Dĩ nhiên tôi cho điễm nhất và hết lời ca tụng em ! Hơn thầy !!!  Đây là thời gian chưa xa lắm ! Chưa cũ lắm ! Mới trước ta có mấy năm thôi ! Nhưng tôi khoái cái  " xưa " của nó ... và mời các bạn  ... sưu tầm !!!

 

                                                                                                                            C.D.M.

   KẺ BẠI TRẬN

 

 

          Trên đời có kẻ bại trận nào khá không? Ấy thế mà có đấy!!! Đức và Nhật bại trận! Ấy thế mà vẫn ngoi lên hàng cường quốc đấy! Thế mới lạ! Thế mới tài (!), ngoi lên trong sự nhọc nhằn! Ê chề!

     Người ta đồn rằng: Sau chiến bại, các em bé Đức đánh giầy cho lính Mỹ để lấy tiền nuôi cha mẹ. Các cô gái Gheisa bán thân cho lính Mỹ để nuôi gia đình (?).

     Sau này người ta thấy người Nhật ca tụng các cô gái Gheisa là ... bào chữa ... rồi ... tô điểm cho đẹp ... cho thanh tao !....Ôi! Đó chỉ là gượng gạo ... tô vẽ ...... lộng ngữ, khiên cưỡng mà thôi!

     Người Đức cũng thế! Thưc tế ... thực tế đến đau lòng ... làm gì mà chẳng được!!!

     Người Đức là người thực tế nhất thế giới! Chuyên viên kỹ yhuật ... lương cao hơn giáo sư (!)  Người Nhật nghèo nhưng vẫn giữ phẩm chất Hoa Anh Đào.

     Tôi đọc Lạc Lối Về: Thấy người Đức suy nghĩ khác ta (?). Tôi đọc Cô Vũ Nữ Sứ Izu: cũng thấy người Nhật suy nghĩ khác ta!!! Người Đức và nguời Nhật không Tuyên Truyền,... Khoa Trương ... (?) Ngươi Đức không còn cho mình có giòng dõi Aryen thuần chủng (?) Người Nhật không còn nói: Từ xưa đến giờ chỉ có một giòng dõi. Thế sao Thiên Hoàng là ... Đàn Bà: Thần Vũ ( Tràn Vũ ) Thiên Hoàng ... Sao Thái Tử của bà lại là người gọi bà bằng cô. Vâng, Thánh đức Thái Tử gọi Trần Vũ Thiên Hoàng bằng Cô!!!

     Người Đức không còn coi những kẻ xung quanh là giòng giống thấp hèn, họ đối xử với Pháp, Ba Lan, Tiệp Khắc như thế nào thì quý vị thấy đấy!

     Người Nhật không thù hận hai quả bom vô tri ...

     Trận động đất kinh hoàng cho ta thấy tấm lòng vị tha ... làm việc với Đồng Bào, Đồng Loại như thế nào ... Nông Nghiệp và Du Lịch của Nhật như thế nào? ... Ta: Nhất Bộ Nhất Bái ... học theo ... không kịp ...!!!

 

                                                                                                                                              C.D.M.

THI QUỶ

 

 

                              Tái Kinh Hồ Thành Huyện

 

                    Khứ tuế tằng kinh thử huyện thành

                    Huyện dân vô khẩu bất oan thanh

                    Kim lai huyện tể gia chu phất

                    Tiện thị thương sinh huyết mãn thành

 

                                                                  Lý Hạ

 

                   Năm ngoái đường qua huyện này

                   Dân huyện chẳng ai không kêu ca

                   Năm nay vua ban kim bài có tua đỏ ( tức khen thanh liêm , khéo trị dân )

                   Ấy máu dân lành vấy khắp nơi

 

          Bài thơ trên của Lý Hạ được cho là tuyệt ( nhưng ít người đọc ,ít... truyền tụng ) . Thế mới hay , người ta chỉ thích những điều đẹp , những điều hay ... của các văn hào !!!

     Lý Hạ được bầu là Thi Quỷ , nhưng người ta có xếp ông ngang hàng với bốn vị : Thi Tiên : Lý Bạch , Thi Thánh : Đỗ Phủ , Thi Sử : Bạch Cư Dị , Thi Phật : Vương Duy .

     A Ha ! Chuyện Thần Thánh thì ì xèo , chuyện ma quỷ thì ... đi chỗ khác chơi !!!  Đọc thơ của Quỷ ... sợ xúi quẩy chăng !!!

     Thơ của Cống Quỳnh đích thị là thơ của Quỷ rồi ! Người ta đâu dám đọc trong tiệc rượu đứng đắn  (?) . Người ta chỉ đọc Cống Quỳnh khi trời nắng ... quá ! Khi Cống Quỳnh chịu nực không nổi , ra ao bèo đá bèo chơi ?

     Bây giờ có hàng trăm tay sừng sỏ quậy tới bến !!!

     Ông Võ văn Trực cảm thấy mình đang sống với quỷ :

                                                        Cuộc đời dở chuột dở dơi

                                                  Nửa bóng tối nửa mặt trời nhá nhem

     Bành Thanh Bần thấy chung quanh dơ dáy lắm :

                                                        Thằng nào khi đã làm quan 

                                                  Mà không bóp nặn nhân gian muôn hình

                                                         Chó đâu chê cứt chúmg mình

     Bùi Minh Quốc nhìn các quan trên Thiên Đình cũng như' là Quỷ Sứ

                                                         Bùn nhơ tự chí tầng cao

                                                   Ngẩng đầu là thấy Thiên Tào mặt mo

Vâng ! Chỉ toàn là mặt mo ! Nên ông Chung do kwan ( Đổ Trng Quân ) góp ý với ai ! Chiến đấu với ai ?

Cuối cùng chúng ta thấy Võ văn Trực , Bành thanh Bần , Chung do kwan trần truồng trước bầy quỷ sứ !!! Dĩ nhiên bầy quỷ sứ cũng trần truồng , và còn vẽ hình vằn vện khắp người ... và còn nói cái thứ tiếng líu lo líu lường ... Ai mà hiểu ??? Đã không hiểu lại còn suy diễn lung tung !!!???

     Đặc biệt là thời này người ta ngứa mồm nói lái và ... ngứa tay viết không bỏ dấu :

                                                        Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi  

                                                        Chiến khu thu cất chú khiêng rồi

                                                        Thi đua thắng lợi thua đi mãi

                                                        Kháng chiến lâu ngày khiến chán thôi

và :

                                                              Trung ương về họp chính tri

                                                      Cả bọn ngồi ì chắng chịu phát biêu ...

     Cuộc đời nhố nhăng , " quỷ quái  " như thế nên ông Phạm Lưu Vũ phát biêu rằng :

 " Tất cả đều nên đọc ... Đọc rồi mớ biết cái nào nên vứt đi . Một khi anh đã vứt đi nghĩa là anh đã giữ lại cho mình một cái gì đó , nó trả công cho việc đọc , và cho cả việc bỏ công vứt đi "    

C.D.M.

   LOÀI NHAI LẠI

 

 

          Ôi ! Không phải là trâu bò đâu !

     Thầy tôi : Giáo Sư Nghiêm Toản gọi nhà giáo là loài nhai lại !

     Có một đề tài , nói hết lớp này xong , lết qua lớp khác ! Y chang ! Thế không phải nhai lại thì là gì ???  Nghe mà thấy thương quá ! Thầy đã đi xa lâu rồi , vẫn nhớ hoài , nhớ về hình dáng cũ ! Thương lắm !

     Thầy rất uyên bác . Tôi học khoá 0 ! Chả là vì Đại Học khai giảng khóa đầu tiên : Có khóa Đặc Biệt và khóa 1 . Khóa Đặc Biệt dành cho những người Cao Đẳng sư Phạm thi chuyển qua , hoặc đã có một chứng chỉ ở Đại Học khác ghi vào .  Khoá của tôi thường ngạo rằng : Không phải khoá Đặc biệt mà là Khoá Zero !!!

     Khoá Cao Đẳng để lại ấn tượng không mấy đẹp cho sinh viên chúng tôi (!) Bởi vì phải dạy Trinh Thử , Trê Cóc cho sinh viên ra trường dạy các em Đệ Thất ! Ôi ! Những truyện này mà giảng đi giảng lại , hết lớp này lớp khác thì ... thật là chẳng thú vị gì !!!

     Khoá Zero Việt Hán của chúng tôi : có những người có một chứng chỉ ở Văn Khoa ... và đã từng dạy tư ... có anh hơn chúng tôi năm bảy tuổi ! Đã học văn khoa , đã dạy tư , đã va chạm với đời nhiều , đã đọc nhiều sách ... và chịu ảnh hưởng của Âu Mỹ ( rồi ảnh hưởng của thuyết Hiện Snh ... ) nên các bạn này coi thường thầy Nghiêm lắm ! Tôi là một sinh viên rất kính trọng thầy , nên các bạn tôi cho là tôi nịnh bợ !!!

     Ôi ! Thời gian đã qua lâu rồi ! Hãy trả những kính trọng và lờn mặt về dĩ vãng !

     Nay tôi xin viết về con người và tư cách thầy Nghiêm ! Một người rất uyên bác (thời đó ) và đáng làm gương . Từ Chính Trị tới đối nhân xử thế và ... làm gương cho đời sau .

     Thầy bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò rồi đày đi Côn Đảo . Sau thầy về dạy ở Gia Long rồi dạy Văn Khoa . Hẳn là những Khoa Trưởng Đỗ Thúc Vịnh và Nguyễn Đăng Thục trọng thầy lắm ! Thầy được bình bầu là Giáo Sư Diễn Giảng mặc dù không có bằng Tiến Sĩ (!)

Hẳn là thời thầy làm Trưởng Ban Việt Văn thầy khó lắm !!!

     Có bốn chứng chí thì là cử nhân , nhưng bốn cái này trọn bộ thì được là cử nhân giáo khoa ( lương cao hơn ) . Nhiều ngừoi rên thầy vì không có được Cử Nhân Giáo Khoa Việt Văn . Nhưng ông Doãn Quốc Sĩ là Cử Nhân Giáo Khoa Việt Văn chắc thầy ưng ý lắm !!!

     Nhưng dù rên hay bái phục thì thầy cũng là cái đinh văn chương Việt của Đại Học Văn Khoa !

     Lúc này thầy là Thần Tương của tôi ! Tôi đọc hết các sách và bài của thầy . Đặc biệt bài " Đoạn Trường Tân Thanh là gì " trong sách Việt Nam Văn Học Sử Toản Yếu " làm tôi khoái chí tử : 

          Chưa có ngòi bút thần Hồng Lĩnh thì các áng văn Nôm khác còn tranh giành nhau hơn kém ! Đến khi cõi Tiên Điền khí linh kỳ rót xuống để tạo nên hòn ngọc liên thành không vết ấy thì ... Như tiếng Sơn Ca làm bặt tiếng loài chim ... như nàng Tiên hiện ra làm thẹn chết các cô gái đẹp dưới trần ...

     Những tài liệu này đã   ... mai một , nhưng tôi vẫn nhớ khôn nguôi ...

     Tôi xin kể một tài liệu mà tôi xúc động lắm :

     Hội nghi Quốc Tế Không Liên Kết ở Bandung - Indonesia . Viện Nam Cộng Hòa cử thầy Nguyễn Đăng Thục đi , Bắc Việt cử cụ Đặng Thai Mai . Suốt Hội Nghị hai người không nhìn nhau và nói với nhau một tiếng !  Nhưng tới ngày cuối , cụ Đặng Thai Mai xẹt qua chỗ thầy Thục và nói : Về Việt Nam cho tôi gửi lời hỏi thăm Nghiêm Toản !

 

                                                                                                                                            C.D.M.

 THỜ PHƯỢNG

 

 

          Thờ Phụng chả biết sao lại nói trại đi là Thờ Phượng (?) . Phụng là phụng sự , tỏ ý kính trọng , hướng về , kính ngưỡng ! ! Người ta thờ Tiên , Thánh , Phật ! ... và những gì người ta bái phục , nhờ vả , cầu xin !!!  Tất nhiên phải có yếu tố Thiêng !!!

     Nhưng người ta thờ Mukhalingga và Linga ... thật rất khó tả cái ý nghĩa Thiêng !!!

     Người khảo cứu thấy rằng có lẽ những linh vật , những ngẫu tượng này được thờ từ rất xa xư ... từ tối cổ !!!

     Ông Tiên , ông Thánh , ông Phật , ông nào được thờ xưa nhất ? Tại sao thờ ? Theo chữ Hán thì ... ông Tiên là người ở núi ! ông Thánh thì tai mắt thông minh ! Còn ông Phật thì người Việt xưa gọi là ông Bụt !

Nhưng khó phân biệt được ông Phật với Bụt với ngẫu tương !!!

     Cái ông Bụt thì hồi xưa rất dung tục ! Cái rễ bần đâm thẳng lên gọi là Bụt mọc ( ngồi trơ như Bụt mọc ) . Bảo rằng cái gì có vẻ thiêng , có vẻ nhờ vả được ... thì gọi là Bụt ! Nhưng cái C.. Bần thì người ta nhờ vả đuợc gì ???

     Ông Bình Vôi , Cây Đa , con Nghê đá , con Chó đá ... có gì linh thiêng ? Cái gì xưa thì thiêng chăng ? Con Hổ , con Rắn Độc nó chẳng xưa ... mà còn hại người ... sao ta thờ ( thần Thanh Long , thần Bạch Hổ )

     Có thờ là có van vái ! cầu xin ! ... và dĩ nhiên có xôi , oản , chuối !   Thờ Phụng mà !!!

     Có khi người ta thờ những nhân  vật có đức tính tưởng tượng như Quan Công , Nhạc Phi , Bà Chúa Liễu , Thuý Kiều ... !!! Người ta thờ những Danh Nhân , những người yêu nước , người có công dẹp giặc ...  Nhưng người ta lại thờ những người ác ...  ... và tào lao : Cường Bạo Đại Vương , Sư Đại Điên . Sư Minh Không , bà Chúa Liễu , ông Hoàng Bảy , ông Hoàng Mười ???!!!

     Ngày nay , ta có quyền xét lại , ông thần nào nên thờ ? ông thần nào nên bỏ ? Câu trả lời là không bao giờ làm được !!! vì có thờ là có ăn uống xôi oản ... và có tiền tài ... một ngành rất phát đạt  , cứ bỏ tiền ra là sờ tự do , vái tự do , cầu cạnh tự do !!!

 

                                                                                                                                           C.D.M.

 THỐ CƠM

 

Con đi học xa về nhà chập choạng tối

Mở tấm chăn ấm áp tự tay người *

Thương muôn trùng ấm lòng trẻ người ơi

Cơm đơn sơ nhưng lòng dày thương mến

Mẹ ơi! Mẹ ơi nước mắt con lưng tròng

Ngày tháng xa rồi ngàn trùng khôn níu kéo

Vọng tưởng lòng người thương quá mẹ ơi!

 

                                             C.D.M.

 

* Thố cơm được ủ bởi tấm chăn dày

 CHUYỆN LÀNG QUÊ TÔI

 

 

          Quê tôi ở một cái làng đói triền miên.

          Làng tôi không tới 3000 người. Chức dịch đã chiếm tới 30 người ( kể cả người tuần đinh gác đêm), người mua một chức gì đó kêu cho oai, ông chánh , ông phó , ông nhiêu ... mua  cho không ai (người nghèo) dám đụng tới (ông) này,  số này cũng chiếm ít nhất là 60 người! Số có của ăn của để, sống áo cho ra vẻ (!) không tới 80 người!  Còn lại là nghèo, nghèo rớt mồng tơi, khố rách áo ôm, trên răng dưới rái! Không có một cái gì để bám víu!!!

     Họ chỉ biết có trời! Ông này cũng chơi cắc cớ lắm!!! Họ kêu ông Bụt, thì ông Bụt nói huề vốn!!! Họ kêu ông chồng! Ông chồng ngó láo liên! Họ kêu thị Mẹt, thị Mẹt ngó cái hĩm.

 

     Dân quê tôi kêu nỏ mồm, vô tích sự! Đành ngó xuống hai tay thôi! Nhưng gập lụt, gập bão ...  thì ... hai tay đành múa mình ên vậy! Bấn cùng sinh láu cá vặt! Họ trồng tre, trồng chuối để chúng ... đẻ con ... lấn đất hàng xóm! Họ quơ quào bất cứ cái gì ... miển có lợi, từ ăn cắp cái trứng gà đẻ hoang đến hái trộm trái cà, trái mướp! Ôi! Ăn cắp mà cũng sĩ diện quá chứ! Không phải tao, đứa nào ... tham lam ... cứ việc ... chửi!!! Hừ! ... có chết thằng Tây nào? Ôi! Đã đói dài mỏ ra mà nhiều khi còn khoa trương! Đánh bắt được một nói hai ... dĩ nhiên có chia cho thằng hàng xóm tí mủn nào!

     Cái trò khoe con cháu ...  thì chẳng ngượng miệng chút nào! Con tao thông minh ... học giỏi (nếu được đi học) thật là một tấc tới trời! Mới mười tuổi đã cao cờ ... vì ông ra hiệu ... bấm nhéo cho nó nước đi! Tôi nhớ có một ông ở Nha Trang khoe con Thần Đồng ... Đặt Tiệc ... trình diện đứa trẻ... vô phúc cho ông ... có chàng ký giả đặt câu hỏi ... cắc cớ!!! Té ra cậu bé là một Thần Đồng nhào nặn và tô vẽ! Những ông cha bà mẹ này đã khoe láo và hãnh diện hão! Thật đúng là cái sĩ diện của dân làng tôi nó to tày ... Liếp !!!

 

                                                                                              C.D.M.

TAM TIẾU HỔ KHÊ

 

 

          Ta có nhà ở Lô Sơn! Khói phủ quanh năm! Ta chẳng chơi với đời! Ta hẹn là không bước qua Hổ Khê!

     Ôi! Cái đất thiêng này đã từng là nơi ẩn cư của Đào Bành Trạch, đã từng làm cho Bạch Cư Dị nhỏ lệ Tầm Dương, Tô Đông Pha thì chết mê chết mệt với những làn khói tỏa!!! Nơi đây từng được gọi là Dự Chương và thị trấn Nam Xương náo nhiệt một thời! Cái chỗ đẹp tuyệt vời ở đây chính là hồ Bành Lãi (Bành Trạch), sách Việt ghi là Phiên Dương Hồ nhưng sách Tầu ghi là Bá Dương Hồ (Po yang).

     Ba cha con Tô Đông Pha và chàng rể Tần Thiếu Du hằn là rất thích miền Giang Nam. Nhưng đặc biệt Tô Đông Pha rất khoái ngắm khói tỏa trên đỉnh Lô Sơn!

                                    Lô Sơn yên tỏa Chiết Giang triều

                                    Bất đáo sinh bình hận bất tiêu

(Khói tỏa Lô Sơn và nước thủy triều ở sông Tiền Đường làm cho người ta mơ ước , không tới được thì hận lắm!!! ). Nhưng cô Thúy Kiều nhẩy sông tự tử thì ... chắc là không phải vì sông đẹp!

     Tô Đông Pha tới nơi này thì chỉ thấy khói tỏa trên núi và thủy triều dâng cao ác liệt... Nhưng rồi tâm hồn thi sĩ chợt bay bổng cùng khói mây, và lâng lâng sảng khoái, thú vị sau khi hớp một ngụm trà!

     Hòa Thượng Thi Sĩ Tuệ Sĩ viết: Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng thực là đã hiểu thấu tâm hồn thi sĩ của người!

     Cụ Dương Quảng Hàm nói ta chịu ảnh hưởng rất đậm của Đào Tiềm, Lý Bạch, Tô Đông Pha.

     Cái ông Nhật Bản cũng rất thích Sutumpa (Tô Đông Pha).

     Tôi nhớ khoảng 67-68 có ghé Đại Học Cần Thơ và vào cái thư viện đẹp và nhiều sách ở đây. Tôi thấy Tô Thi có hai tập mỗi tập chừng 400 trang. Lần sau tôi tới thì sách này biến mất? Tôi nghĩ không phải cụ thủ thư HVC đem về làm của riêng vì tôi kính trọng đạo đức của cụ. Tôi chắc là một độc giả mượn về đọc rồi ... quên trả (?). Tác phẩm quý này mà không để làm của chung mà đem về nhà chơi một mình thì là hành động không đẹp!

     Tô Đông Pha (Nho ) cùng một đạo sĩ và một Thiền Sư ... dạo quanh ... lỡ bước quá Hổ Khê. Hổ bèn gầm lên kêu ba người trở lại! Ba người phá lên cười vì ... lỡ hứa!!!

     Các nhà nho Việt Hán, Nhật rất thích TAM TIẾU HỔ KHÊ cũng như Việt Nam thích lên núi YÊN TỬ ngắm mây và khói!

 

                                                                                                                               C.D.M.

 NHỚ XƯA

 

Chống cằm bỗng nhớ chuyện xa xưa

Ngắm mãi vầng trăng dưới lá dừa

Xa lắc quê nhà ôi mù mịt

Giờ đây toàn những chuyện đong đưa

Ôi đất ôi làng ôi sông rạch

Tình xưa nghĩa cũ chuyện như đùa

Ngàn trùng xa cách sao nhìn thấu

Chỉ thấy mây mù phủ chuyện xưa

 

                                      C.D.M.

 HẸN MAI

 

Mùa Xuân đẹp quá bạn tình ơi

Xí muội vui không chẳng trà lời

Hay tại ăn nhiều nên tắc tiếng

Đành cam lỡ hẹn kẻ bên trời

Ta về bồng trẻ vui nhí nhảnh

Nhéo cái má hồng khúc khích cười

Kẻo nữa đào đâu ra dáng đẹp

Hẹn mai hẹn mốt nhớ khơi khơi

 

                                    C.D.M.

                        Đón Giao Thừa năm Tý

  DO NÀNG, VÌ NÀNG, CHO NÀNG

 

 

          Thế rồi Thiên Chúa tạo ra đàn bà!!!

     Phải chăng Chúa tạo ra đàn ông, thấy không ưng í, thấy thiếu … nên tạo ra đàn bà ! Mà tạo ra rồi Chúa có sửa đổi (?) vì … có vấn đề ? Xưa cái yoni ở gáy , cái linga ở trán ! Người ta làm chuyện đó cứ như chim mổ gáy nhau … Người đàn ông tiểu tiện … nước mặn chảy xuống mắt … khó chịu … người đàn ông bèn khiếu nại ! Thế là chúa cho hai cái đó xuống dưới cho êm …

     Lịch sử cứ cho hai người đấu tranh với nhau hoài ! Người Nam khoẻ hơn ! Người nữ cứ mưu mẹo , thâm độc với người Nam. Người Nam cứ thấy bơ vơ … ít được chia xẻ … mặc dầu đã có mái ấm . Khi mái ấm êm rồi , người Nam mới thấy mái ấm của mình ! Nhà Tôi!!!

     Cuộc đấu tranh xưa nhất nghiêng về người nữ , vì hồi đó còn Hôn Nhân Bạn Lữ . Trẻ sinh ra không biết cha … nên người Nữ cứ từ từ trở nên vĩ đại . Rồi tiến bộ … phải dạy đứa trẻ khoẻ mạnh … nên việc đó phải giao cho người cậu ( Ngô Xương Văn đã biết ơn và tha chết cho người cậu Dương tam Kha ?)

      Trường hợp bà chúa Liễu Hạnh có lẽ xưa lắm nên bà có 97 người chồng … mà không biết các con bà ra sao ?

     Rồi thời gian cứ trôi … Khi đã có mái ấm rồi ! Khi đã có Nhà Tôi rồi , dĩ nhiên muốn cho Nhà êm ấm thì chồng phải dựa vợ , vợ phải dựa chồng ! Nhưng vừa dựa vừa hục hặc nhau , vừa chế diễu nhau !

     Người Pháp nói đàn bà Việt Nam là Esclave et la Reine ( Việc quan trọng, mua nhà , tậu trâu , dựng vợ gả chồng cho con … người đàn ông thường hỏi và theo í kiến vợ )

     Nhưng người Nam cậy mình khoẻ mạnh đã chẳng coi đàn bà ra gì : Già Đòn Non Nhẽ ! Nhưng đàn bà dù bị ngồi dưới … vẫn chẳng biết ai đẹp hơn ai ! Dù ngồi dưới vẫn chẳng biết các cụ Mẩu ngồi trên đẹp hơn hay các cụ Tẹt ngồi dưới  đẹp hơn ?

     Rồi đi dây đi đó … đàn ông đi trước , vào đền đài đàn ông đi bên phải . Cuộc chiến của các cô nàng cứ trỗi dậy không nhường một ly một tấc , và thua thì cứ nói ngang , nói ngang không được thì cứ chửi xéo , chửi đổng

                                                   Chồng gì anh , vợ gì tôi

                                           Chẳng qua là cái nợ đời chi đây

      Cuộc chiến kéo dài tới Đệ Nhất Cộng Hoà người ta vẫn nói liều … nói cho sướng …

                              Nhất vợ nhì trời thứ ba Ngô Tổng Thống !

     Tư tưởng Tây Phương tràn ngập … vẫn chẳng cải thiện vấn đề chút nào ! Mặc dù người Pháp … quỳ dâng hoa cho nàng ! Người Mỹ nói Lady First dĩ nhiên vượt xa việt Nam. Dĩ nhiên vượt xa Việt Nam Đàn Bà là cái máy đẻ , đàn bà ở bếp núc dù các bà có đá giò lái các ông

                                              Cái cò là cái cò quăm

                                        Mày hay đánh vợ mày nằm với ai

                                               Có đánh thì đánh sớm mai

                                         Chớ đánh chập tối không ai cho nằm

     Dù các ông chỉ coi các bà là nơi nghỉ ngơi khi thất bại ở trường đời … Dù các ông hèn bị vợ mỉa “ Rúc đầu vào váy vợ “ … Các ông vẫn có cái đệ tứ quyền là uống rượu vào rồi chửi đổng … Các bạn nói cái quyền này là quá yếu ? quá xệ ?

     Vậy cái quyền cao cả nhất , ấm cúng nhất , hạnh phúc nhất vẫn là cái quyền … lên mâm cơm :

     Món này anh thấy được không ? Món này anh ưng í nhất ? anh thích ăn mà ?

     Chàng lườm nàng rồi vuốt tóc , vuốt má nàng !

 

    C.D.M.

  NGÔN NGỮ

 

 

          Tôi không đồng í với K.Mark rằng con người là con vật có hai tay ! Thế con vượn có bốn tay mà có nên cơm cháo gì đâu ? Từ ông Tầu nói chữ nghĩa do Thánh Hiền để lại  tới ông thiền sư không dùng chữ nghĩa mà vẫn thông (?) tới các ông truyền giáo dùng chữ nghĩa … tự cho là hơn đời (?)  Các ông Ấn Độ chỉ cho chữ Prakrit và Sankrit là chữ , còn các dân tộc man di thì nói líu lo líu lường !!! Nhưng dù cho tiếng nói và chữ viết nó có múa may bay bổng… thỉ nó cũng từ trên óc xuống … mà ra ! Nếu bộ óc của mày không ra gì thì mày mày mò … cùng lắm cũng chỉ giúp cho mày … sanh đẻ … !!!

     Tôi mày mò thì thấy thơ văn các cụ mạo tác nhiều lắm ! Cứ đời sau làm rồi gán cho đời trước ! Âm nhạc thì ít mạo tác hơn ! Phải chăng âm nhạc đã xài một thứ ngôn ngữ cao cấp (?)

     Ngôn ngữ của loài bò thì quá tệ rồi , ngôn ngữ của loài vượn thì khá hơn . Người ta đua nhau ca tụng ngôn ngữ của loài chim (!) , ngôn ngữ của sáo diều thì cao hơn một bậc nữa ! Nhưng đó là khéo tay của những người đẽo sáo ( đẽo sáo ba tầng từ nhỏ tới lớn ) . Ngôn ngữ sáo của mục đồng làm sao bằng ngôn ngữ sáo diều !

     Ông Trời sinh ra đàn bà đâu cần phải khéo tay ! Chỉ một ánh nhìn của nàng cũng đủ làm người ta chết lên chết xuống rồi ! Người ta gọi đó là ngôn ngữ của đôi mắt ! Suy cho cùng thì đôi tay , đôi chân của nàng cũng có ngôn ngữ chứ ! Nhưng cái này không bay vào hồn người đàn ông đạo diễn điện ảnh cho tay chân nàng ra chiệu tuyệt diệu (!) ( Không kể những cái ra chiêu của dao kéo , dầu thơm … )

     Marilyn Monroe nháy nhó , méo miệng , Brigitte Bardot ngắt bông cúc vàng , hắt xì hơi ( nhảy mũi ) … không cần nói người ta đã cảm động , nghiêng ngửa rồi ! J.Prévert bị ngôn ngữ dương cầm mùa thu hớp hồn ! Rồi những giòng sông xanh , The River Of No Return làm ta lịm hồn với ngôn ngữ âm nhạc Tây Phương ( Cái này thì Việt Nam miễn bàn vì ta chỉ có i , a … tang tình ...)

     Ôi ! Chỉ khi ta vớ được cái Romantique Tây Phương thì ta mới có ngôn ngữ giầu đẹp , bay bổng , mê hồn ! Ta mới thưởng thức được cái ngôn ngữ của ánh trăng ven hồ  bên người đẹp ! Ta mới thưởng thức được ngôn ngữ tuyết trắng xóa trên đỉnh Hymalaya ! Ta mới thưởng thức được tiếng nói của ánh mắt nhung huyền , khi trăng vừa lên , nghe ngôn ngữ của suối reo dìu ta qua xứ mộng … và … đồi ái ân …

 

  C.D.M.

   TIẾNG CHUÔNG

 

Chuông  Nhà Thờ lảnh lót

Chuông chùa chiền trầm ngâm

Ta đắm chìm trong mộng

Thấm thoát mấy chục năm

Chuông Việt Nam ấm áp

Ta ngồi nghe tháng năm

Mẹ Việt Nam của ta

Đùm bọc khi thăng trầm

Ngồi nhìn qua cửa sổ

Nghe gió về cuối năm

Suy tư rồi tự hỏi

Tình gửi qua quê hương

Ngọt ngào trong tình thương

 

    C.D.M.

  NGHỆ SĨ LÂM NGỮ ĐƯỜNG

 

 

          Những năm 1958-1959 một người giới thiệu với tôi cái tên Lâm Ngữ Đường ! Hình như là thầy Nghiêm Toản ! Tôi chịu liền ! Trong khi nhiều người khác nổi đình nổi đám ! Thì Lâm Ngữ Đường ít người biết tới hơn ! Nhưng khi tôi đọc : Một Quan Niệm về sống Đẹp ( hình như Nguyễn Hiến Lê dịch thì phải ) thì tôi Lậm ông Lâm quá rồi !

     Ôi ! Biết bao nhiêu nhân tài kỳ sĩ , nghệ sĩ thứ thiệt … đi qua đời đọc sách của tôi … mà nào tôi có học hỏi họ được bao nhiêu ??? Nhưng cái điều tâm niệm của tôi là “ hãy sống như một nghệ sĩ ! “

     Ngoài cuốn Một Quan Niệm về Sống Đẹp , Lâm Ngữ Đường còn viết nhiều truyện ngắn , Tôi rất thích : Người Hoá Hổ . Ông cũng viết nhiều về Truyện Cổ Trung Quốc . Truyện Hoa Si của Bồ Tùng Linh tuy văn phong khác nhưng có lẽ cùng một quan niệm về Sống Đẹp .

     Tập Truyện Cũ Viết Lại , tuy cách nhìn về chuyện cũ của ông có khác , nhưng cái nhìn của ông về Văn Hoá Trung Quốc vẫn cho rằng Trung Quốc không đến nỗi “ vứt đi“ như Lỗ Tấn !!!

     Rốt lại đối với tôi , Ông vẫn có cái nhìn Bao Dung , Vô Chấp , và Hỉ xả !

     Cái tâm đắc nhất của tôi là căn phòng của Lâm phải có tiếng khóc trẻ thơ ! Không có tiếng khóc trẻ thơ thì căn phòng đó không có sức sống … là căn phòng chết !!!

     Căn phòng của ông phải có tàn thuốc lá bay tứ tung … Không có tàn thuốc lá , sạch như ly như lau … thì căn phòng đó của … Viện Bảo Tàng … chứ không phải phòng làm việc của Nghệ Sĩ (!)

     Cái ông Trưởng ban Văn Nghệ của Liên Hiệp Quốc này thật xứng đáng ! Ông là Nghệ Sĩ chứ không phải công chức ! Nhân viên Hiệp Hội V. V …  Ông là một Nghệ Sĩ đáng sống ! Và Truyền cái quan niệm sống Đẹp cho mọi người !

 

     C.D.M.

 CỐ ĐÔ

 

 

          A Ha ! Một đề tài hấp dẫn !

     Trên thế giới , nước nào cũng có một nơi cho ông Chúa ở . Có khi ở lâu , có khi ở một thời gian ngắn .

     Ông Thành Cát Tư Hãn đâu có ở cố định . Ngày nay nếu hỏi ông đóng Đô ở đâu, Ông chết chôn ở đâu … thì các nhà khảo cứu đều nô biết ! Các nhà khảo cứu Nhật khoái tìm đào bới lung tung ở con sông nhỏ phía tây Ulanbator… Nhưng các nhà khảo cứu Liên Xô lại kết rằng : Mãi tới thế kỷ XVII nơi này mới có người ở !!! Khi Hốt Tất Liệt lên ngôi Hoàng Đế thì ông ta quây khu ở Đông Bắc Bắc Kinh và gọi là Khanbalik, nói tiếng Tầu là Đại Đô . Nhưng người Đại Đô ăn thịt chứ không ăn ngũ cốc , nên ta chắc là họ nhúc nhích suốt ngày chứ không ở nhà cao cửa rộng như các vua trên thế giới . Liêu , Kim , Nguyên di chuyển nhiều nên ta thấy Đại Đô , Thượng Đô , Trung Đô , Nam Đô ! Chắc chắn là cái Khanbalik rất rộng bởi vì họ chăn thả ngựa , bò , dê … nên người Hoa làm quan cho nhà Nguyên gọi đó là Đại Đô

     Trên thế giới nước nào mà không có đô ! Nhưng có nước di chuyển rồi không ngó ngàng đến nơi cũ … nên nó… mất tích ! Có nước có nhiều cung điện . Cung điện mùa hè , cung điện mùa đông , chả biết vua thường ở đâu , nhưng nhiều khi các nơi đó trở thành tiêu điều và chẳng nơi nào được gọi là Cố Đô .

     Như Thái Lan : Trước ở Sukhotai , rồi Ayutha , chẳng nơi nào gọi là cố đô . Cái anh Lào  nhỏ bé chậm tiến nhưng cố đô Luang Prabang thì thật tuyệt vời ! Đẹp mê hồn!!!

     Nữ Hoàng Sissi đẹp tuyệt vời , thông minh , tài giỏi ! Nhưng cái anh Âu Châu hồi đó chia năm xẻ bẩy , tách ra , sát nhập … nên ngày nay ta không biết con dân cùa bà là ai ?

     Người ta cứ hô hào bảo tồn cổ tích . Nhưng có nước nào bảo tồn Đô xưa cho đúng , chính xác , thân thương … để đời sau ngưỡng mộ ! Người Tầu có Bảo Tồn Tây An , Lạc Dương , Khai Phong , Lâm An cho … ra hồn đâu ! Người Mỹ lúc đầu có đô ở Philadelphia ( lúc đó mới có 13 tiểu bang )  , nhưng sau dời đi không quan tâm đến nữa nên nó không được coi như cố đô.

     Nói về Việt Nam thì chúng ta hơi bị mắc cỡ đấy ! Ôi ! Phong Châu rồi Phong Khê rồi cố đô của vua Đinh … ta biết đường nào mà lần mò !!!

     Thăng Long nào có rồng bay ! Cái biểu trưng nhất là chùa một cột ! Một sự ít học từ xưa tới giờ : Cột phải bằng gỗ chứ !!! Đường ra chùa phải đi thuyền chứ !!! Sao có thể xây gạch đường ra chùa !!! Thật là người ta chẳng hiểu người xưa sinh hoạt ra sao ???!!! Nói đến Thăng Long thì ta thấy nhục lắm , nhục lắm ! Nó chỉ còn cửa Nam , cửa Bắc thôi chứ có lâu đài thành quách gì đâu ! Xin Unesco công nhận không sợ người ta cười thối mũi ra hay sao ??? Hỏi thì các nhà khảo cứu không biết Chu Vi , Thành Quách … cơ quan dân sự , quân sự … Ôi ! Có lẽ con Rồng nó bay lên trời rồi ???

     Ôi ! Người ta chửi vua quan nhà Nguyễn đến tắt bếp , chửi cho đáng đời bọn : chó đẻ này ! Thế mà … thế mà lại xin Unesco công nhận ! Thật chẳng ra thể thống gì? Nói đến 100 trang cũng không hết cái vô lí , cái trái khoáy này !

Ôi ! Quí vị ơi ! Tôi hạ giọng cho đỡ ngượng miệng . Cố Đô Nara của Nhật Bản nhỏ bé , khiêm nhượng mà thân thương , gần gũi , trìu mến đối với người Nhật . Tôi ngọng , cà lăm khi nói về văn hoá Nhật … có lẽ … 3000 năm nữa ta sẽ theo kịp họ chăng ?

Cố Đô nhỏ nhưng văn hoá cao sâu … đượm nét Phật Giáo đời Đường và đượm tinh thần an nhiên sâu lắng của Nhật . Họ không quảng cáo rầm rộ , khoa trương , giới thiệu … cứ để cho du khách tìm hiểu , chiêm ngưỡng tự nhiên . Nara không lớn rộng , hoành tráng như cố đô Kyoto nhưng thương lắm , phục lắm , chiêm ngưỡng hoài không muốn đi nơi khác ! Không như mình giới thiệu tùm lum mà sai lầm , thuyết minh Đông Tây mà … không có thật … Chỉ lo đãi khách ăn nhậu say xưa … xả rác … và … đi tìm … Gái .

 

                                                                                      C.D.M.

   TÀO KHÊ

 

 

                         TÀO KHÊ

 

                    Đêm qua ra đứng bờ ao

               Trông cá cá lặn , trông sao sao mờ

                     Buồn trông con nhện giăng tơ

               Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

                     Buồn trông chênh chếch sao mai

               Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ

                     Đêm đêm tưởng giải Ngân Hà

               Chuôi sao Bắc Đẩu đã ba năm tròn

                     Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

               Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ

Đây là ca dao mà sao nghe bác học quá đi chứ !

     Mới nghe thì thấy nó Bác Học lắm ! Hoặc Bác Học làm chơi ! Hoặc Bác Học làm rồi … người văn hoá cao hoặc người thường … hiểu chút chút ngâm chơi !

     Nếu bạn đi sâu vào văn hoá Bắc Ninh thì … sẽ thấy họ hiểu tuốt luốt từ chữ đầu tới chữ cuối !!!

     Ôi! Miền Bắc Ninh tập trung những tinh hoa của dân tộc .

     Không biết rằng Bắc Ninh trồng lúa trước tiên , hay ruộng nương mầu mỡ cho cây lúa vươn lên ! Nhưng bà Chúa Kho không phải có kho nẫm mênh mông mà là kho tức đồng ruộng nhiều đấy ( người ta chẳng từng nói :  Nghệ An là kho người đó sao ? ) . Tôi nhấn mạnh vào cái làng CỔ MỄ của bà CHÚA KHO !!! Chắc chắn nơi đây người Việt thấy cây lúa trước tiên !!!Từ Cổ Mễ tới sông Tiêu Tương , Tào Khê  , ngòi Then , sông Đuống ( tiếng Mường : đuống là lúa gạo ) .

Nếu bạn bấm máy vào wiki … thì sẽ thấy toàn chuyện bên Tầu … của Lục Tổ Huệ Năng ( ôi , buồn 5 phút ) nhưng tôi mời bạn về Bắc Ninh chơi (!)

      . Chính miền này ta từ nông nghiệp vươn lên … rồi phát triển lên nghề công nghiệp nhẹ phục vụ người giầu và quan quyền . Chính miền này phát triển nghề gốm trước tiên ( gốm Thổ Hà) Chính miền này phát triển nghề làm Kiệu … làm Lọng !Chính miền này phát triển ca trù , ca múa … hát cửa đình !!! Chính miền này phát triển những lễ hội hoành tráng ! Những đạo thờ Mẫu , thờ Thánh , thờ Phật !

     Nếu tôi nói Bắc Ninh một thời là Kinh Đô (!) thì nhiều người sẽ phản đối kịch liệt ( tôi có viết cuốn sử Việt Nam , in được 300 trang lớn nhưng giấu góc nhà , chôn xuống đất , có lẽ đến đời cháu chắt mới phổ biến được ! Bắc Ninh là kinh đô đấy ! Vua , cận thần , quan lớn đều ở đây ! Dĩ nhiên !Quốc Sư phải ở Kinh Đô . Trước tôi tưởng Đại Danh Lam , Tiểu Danh Lam là kiến trúc lớn nhỏ . Té ra Đại Danh Lam của ông lớn , Tiểu Danh Lam của ông nhỏ ! Quyền lực ban ra từ đây ! Điện 100 gian ở đây !!! Thưa quí vị : mỗi gian rộng 2 mét đấy ạ ! Nực cười là có vị hiểu là Kiến Trúc Sư Vũ Như Tô xây cung điện cao 100 tầng (?) , cao chọc trời (?) Tôi xin nói ngay rằng Điện 100 gian , chùa trăm gian đều lợp lá !

Nói đến Bắc Ninh không thể không nghiên cứu Phật giáo . Những vị vua như Lí Thái Tông có tu , có pháp danh ngay khi tại vị chứ không phải truyền ngôi cho con rồi mới đi tu ! Có vị như Khánh Hỷ Hầu được phong tước , ta không biết là quan hay sư (?) Đỗ Anh Vũ tung hoành trên quan trường và trong gìong tu , ta không biết là sư hay quan !!!

     Nhà sư khảo cứu uyên bác Khương Tăng Hội đã viết tựa ở sách Pháp Cảnh gọi chùa là MIẾU ĐƯỜNG đó ! Trong Lục Độ Kinh sư lại dùng chữ TÔNG MIẾU để chỉ chùa !!!

     Nhưng đừng tưởng Miếu Đường xa cách dân chúng đâu nhé !Chùa xưa cất bằng tre lá , không có hàng rào bao quanh và … người ta họp chợ ngay trước chùa!!!

     Thưa quí vị , tôi xin nhấn mạnh là chùa xưa không hề có hang rào , tường bao quanh dù là hang rào tre trồng hay đóng cọc gỗ

     Nếu có vị nào thời đó sống lại thời nay , thấy chùa cao nhiều tầng và … cổng , tường gắn vỏ chai đập bể và các chén kiểu đắt tiền  đập bể ốp tường thì chắc vị đó … chết giấc quá !!!

     Sau này mới có sư sang cả , sang giầu như sư Ninh Hạnh của chùa Bút Tháp có Hoàng Hậu Trịnh thị Ngọc Trúc và Công Chúa tu ở đó . Có Hương Hải Thiền Sư vô Nam đã đời rồi về Bắc đã hết lời ca tụng cái : Nước Lớn  này

                                       Gặp nước rồng càng thêm chí khí

                                       Dựa non hổ lại mạnh oai hùm

                                       Người về nước lớn mới biết qui

                                       Nước chảy Tiêu Tương một sắc trong

     Sau này đạo Phật biến hoá nhiếu lắm . Nếu tôi nói chùa DÂU thấp bé và dị dạng đối với ngày nay thì các bạn không tin đâu. Nếu tôi nói chùa Phật Tích ở Tiên Du Bắc Ninh không phải là chùa thì các bạn không tin . Nhưng đó chính là nơi ở ( một mình ) của vị sư vì chữ nho đề là CỔ PHẬT CHỈ !  Chỉ chứ không phải Tự !!!

     Ôi! Một thời đã qua lâu lắm rồi . Dù thời đó các sư có bùa phép , có nói dối dân … thì họ đã sống dân giả , chan hoà và yêu thương mọi người ! Tiếng Sư và Thầy là Đồng Âm đấy ! Ta không cần biết họ DẠY dân những gì ?

     Đạo Phật biến đổi , biến dị , biến thái … làm ta nhớ xưa và thấy nay không bằng xưa!

     Xưa sống Thanh Bình và tràn ngập yêu thương

     Ôi ! Thanh Bình và Yêu Thương còn rơi rớt mãi tới cuối Nguyễn và Pháp … ta vẫn còn thấy cái đuôi của nó !

                                          Ngồi tựa mạn thuyền…

                                 Trăng in mặt nước càng nhìn càng xinh

                                                 …………

                                           Ngồi tựa song đào …

                                  Hỏi người tri kỷ ra vào có thấy vấn vương

                                                 ………….

                                            Gió lạnh đêm trường …

                                   Nửa chăn nửa chiếu nửa giường cô để chờ ai

                                                  ……..

 

      C.D.M.   

 

Độc Tố

 

          Ôi ! Mấy con vi trùng , vi khuẩn , virus đâu đáng sợ ! Người ta đã văn minh đến trình độ diệt khuẩn rất nhanh (!) . Nhưng cái hậu quả mà chúng đề lại thì người ta ớn lắm !!! Ôi ! Cái độc tố trong chính trị , trong thơ văn … làm điên đảo ta ! Nhưng hình như ở Việt Nam người ta coi thường thì phải ?

     Cái độc tố mà ông Xít Ta Lin , ông Mao Trạch Đông để lại thật là thiên hình vạn trạng . Người ta đã đối xử với nhau thâm độc đến thế sao ?

     Cái ông Ba Tầu đặt ra riêng một ban chăm sóc sức khoẻ cho các quan lớn ! Ông Mao đã chỉ định cho bác sĩ truyền glucose cho các quan lớn như Hạ Long , Chu Ân Lai bị bịnh tiểu đường … Sao lại có thể như thế chứ !!! Cái này gọi là Độc ác , Độc địa … muôn đời sau người ta còn nhắc tới … Chuyện chỉ có ở Trung Cộng !!!

     Chuyện mần ăn phá hoại đất nước hàng tỷ . Chuyện làm những công trình đội giá hoài . Chuyện tranh xuất khẩu giá rẻ , tranh nhập khẩu giá đắt … chuyện bán vợ đợ con để lên chức … có lẽ chỉ những người độc ác ở đất nước độc địa … mới nghĩ ra !!!

     Chuyện nhồi nặn … rồi giựt giây giống như người ta lập nên một ông Bang Chủ Cái Bang … giả ! không phải là chuyện độc sao ?

     Dưới ngòi bút của Giả Bình Ao , Lí Nhuệ , Mạc Ngôn … những chuyện như : Đất Dầy , Ngân Thành Cố Sự , Sống Đoạ Thác Đầy… cũng Độc lắm chứ ! Ôi ! Chỉ có mảnh đất Độc mới nứt lên những con rắn Độc như thế !!!

     Ôi ! Chỉ có những con người có độc tố trong mình mới nghĩ ra đổ la de đầy lu , cho cô gái khoả thân vào ngồi … rồi tranh nhau múc uống . Chả biết chất độc này có làm người ta say quá không , nhưng rất là thích thú … hả hê vỗ tay … !

     Một nhóm 25 cô người mẫu đã lén xì hơi ra rằng Tân Hoàng Hậu xưa cũng là người mẫu ! Thế là đức Vua ra lệnh thủ tiêu 25 cô đó ! Ôi ! Chỉ có bàn tay có độc tố mới ra chiêu … gọn như thế !

     Trước khi mở một chiến dịch , người ta không ngại những mất mát ( đồ đại lợi bất khí tiểu phí ) . Người ta đã tạo bằng chứng giả để tiến hành chiến dịch . Đúng là ông này còn độc tố đầy mình ! Hay là ông nghĩ : Dĩ độc trị độc ! Ôi ! Trong người đã đầy độc tố lại còn chích thêm độc tố vào … thì … toàn thân độc tố .

     Ôi ! Lạy Chúa lòng lành vô cùng , tôi xin vái ngàn vái cầu mong cho bọn trẻ bây giờ sẽ … không còn Độc Tố trong người !

 

C.D.M.

      Tuổi Yêu Đời

 

 

          Tuổi yêu đời! Nghe mơ hồ quá!

     Người ta thường nói : tuổi mộng mơ , tuổi ngây thơ , tuổi yêu say mê ,  tuổi chững chạc , tuổi già … Nhưng tôi yêu từ lúc 5 tuổi cho tới bây giờ 85 tuổi ! Tôi yêu thưc lòng… chứ không phải dò dẫm , mầy mò !!! Nói các bạn bỏ quá đi cho (!) tôi thực lòng chứ không điên đâu !!!

     Năm tôi lớp 5 ( lớp 1 bây giờ ) , cô gái lớp 3 , hơn tôi 10 tuổi tập viết cho tôi , hơi thở bên tai tôi , tóc xoã vào má tôi , tôi rung động như lên mây … như vậy là tôi đã yêu đời rồi còn gì (?) . Khi lớn lên một chút ( đối với người lớn tuổi , tôi vẫn là thằng bé tí tuổi đầu , tôi đã đọc thơ Nguyễn Bính , đọc truyện Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách . Nói của đáng tội , rung động lắm chứ , trái tim nó cứ muốn du lịch vào những miền hoa thơm cỏ lạ (!) .

     Mười lăm tuổi đã yêu theo kiểu người lớn rồi !!! Các bạn đừng cười nhé ! Các bạn nói tôi phịa mà ! Nhưng, nhưng tôi đã tập tành làm thơ diễn tả tình yêu của mình mà (?)

     Những bài thơ tôi ưng í nhất , bây giờ nhớ lại tôi không biết tôi làm lúc nào ! tuổi gì ( tôi có tật làm thơ xong không đề ngày tháng , không kí tên !

                            Nghĩ đến em

                            Nhìn thấy em

                            Là tan hết mọi nhọc nhằn tủi cực

                            Em là ngọn suối bên sườn non

                            Em là hoa tươi giữa trời xuân

                            Em là tiếng chim trong sương sớm

Và :

                   Bây giờ nàng đã già rồi

                   Nhưng với tôi nàng mãi là cô gái trắng trong trinh bạch tuyệt vời

                                   ……..

                   Tôi trở về không gian xưa

                   Khu vườn cũ

                   Hái những bông hồng bạch tinh khiết nhất tặng nàng

                   Tôi không biết nàng có nhận được không

                   Và nhận bằng cách nào

                   Thế nhưng

                   Tôi vẫn tặng nàng

                                  ………

Bên tai tôi lúc nào cũng có tiếng nhạc yêu đời , mầu sắc yêu đời , ngọn gió yêu đời :

                   Trời hôm nay sáng quá

                   Sân trường bừng lên mầu yêu đương

                   Gió reo mơ hồ

                   Sân cỏ xanh

                   Bước chân em nhẹ qua

                   Em đẹp như một bài thơ

                   Em đẹp như một bài ca

                    Tà áo dịu ngọt cuốn hồn tôi

                    Tôi ẩn trong làn mi mát rượi của ánh sáng ban mai

                    Hôm nay em không mặc áo len

                  Trời chuyển lạnh trong tim

                    Ánh sáng ban mai reo tha thiết lời yêu đương

                    Làn mi em chớp nhẹ

                    Nao nao sân trường nghiêng

                    Tôi muốn được làm cỏ xanh

                    Say đón bước em đi

                    Mát ngọt gót chân em

                                         ……..

Nhưng trong cái ngọt ngào đôi khi pha trộn vị khô đắng :

                  Tình yêu vụt thoắt tên bay

                Còn đây dư vị đắng cay ngọt ngào

                                      ……….

                   Ờ hay nước mắt người thương

                Tìm đâu giếng mát trên sườn non cao

Nhiều khi ngâm nga mà cứ thấy vị đắng chát , thế mới là mùi vị của tình yêu … mùi vị của yêu đời … mùi vị của xa vắng :

                    Em đi rồi tháng năm dài trống trải

                    Em đi rồi khô cằn đếm trang thơ

                    Buồn ngõ đêm gió hiu đèn nức nở

                    Buông tiếng thở dài ném mẩu thuốc tàn dư

Nhưng dù có đắng cay ngọt ngào người ta vẫn nhớ cái mùi vị đó , người ta vẫn say đắm , tôn thờ và hiến dâng

                                       SARASVATI

 

                 Tôi muốn là Sơn Tinh

                 Em là Mỵ Nương

                 Tôi muốn là Chử Đồng Tử

                 Em là Tiên Dung

                 Tôi muốn đi qua ngàn con sông , ngàn ngọn núi hoa mỹ

                                                                      tươi xanh của Việt Nam này 

                 Tôi muốn là thần Civa

                 Em là nữ thần Uma

                 Tôi muốn là thần Vishnu

                 Em là nữ thần Sri

                 Tôi muốn là Brah Ma

                 Em là Sarasvati

                 Tôi muốn là Kaudinya

                 Em là Công Chúa Liễu Du

                 Con của thần rắn bẩy đầu

                 Tôi cưới em và dựng nước

                 Tôi đưa em thả thuyền ngắm trăng trên biển sữa

                 Và dọc theo sông Phước Long thơ mộng

                 Nơi nàng Công Chúa Liễu Du

                  Ngồi khóc chàng dũng sĩ Sarida

                  Em yêu quí

                  Ngoài kia có con chim Karaouan hót

                  Là mây bay

                  Là Biển Sữa

                  Là Vọng Hải Đài

                  Là thành Cô Tô

                  Em yêu dấu

                  Tôi sẽ là chàng Khung

                  Trổi điệu khèn tha thiết

                  Đưa em đi dạo Ngũ Hồ

                  Mà chung quanh chúng mình

                  Là tơ trời Đâu La Miên

                  Em hỡi em yêu dấu

                  Đêm nay trăng sáng thơ mộng

                  Trắng vòm trời biển Sữa

                  Đây là núi Tô Châu

                  Kia là Cửu Long Giang

                  Kìa là 200 hải đảo thơ mộng

                  Và văn chương

                  Và âm nhạc này

                  Tôi trân trọng dâng em

                  Hỡi nữ thần Sarasvati

Có ai sống trên đời mà không … một tỷ lần nhớ , thế là lại khăn gói đi tìm :

 

                               Chợt Nhớ Đồi Sim

                       Lâu lắm không về thăm đồi sim

                       Buổi chiều ấm áp mầu áo len

                       Sương mù ôm ấp hoàng hôn lạnh

                       Chợt thấy nao lòng hơi áo em

                Xa cách phương trời bao nhiêu Thu

                Nhớ mưa nhớ nắng nhớ mây mù

                Một chút len vào tim mặc khách

                Tiếng gì rung nhẹ góc hồn thơ

                        Gió thoảng mây bay chớ cợt đùa

                        Ta đang tìm sợi tóc nàng thơ

                        Nàng đi vương lại nhiều nhung nhớ

                        Đuổi mãi cuồng chân những bến bờ

                 Em có nhớ về đồi sim xưa

                 Buồn ta ngầy ngật gốc sim già

                 Ai khuấy động phương trời viễn mộng

                 Có chăng còn lại chút mơ xưa

Tìm đồi sim không thấy thì tìm sông nước miền Ngã Bẩy Hậu Giang:

                       Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng

                 Đến đây trời khiến sui lòng thương em 

                       Nơi đây sông mát dịu hiền

                Trên sông gió thoảng êm êm giọng hò

                       Sông sâu sóng bủa Láng Cò

                Thương em vì bởi giọng hò có duyên

                       Chẻ tre đan sáo cho bền

                Bền công anh đợi thuyền em sông này 

                       Em về áo chẳng để đây

                Để anh mơ ngọn gió tây lạnh lùng

Tìm miền sông nước chán rồi , tìm miền mây mù , thủ phủ du lịch ( mặc dù người ta bầu cho Hạ Long là đệ nhất ) , thủ phủ của cà phê ( mặc dù Đắc Lắc xuất khẩu nhất nhì thế giới ) , người ta vẫn mê Đà Lạt từ hồi cà phê Tùng )

 

                            Cà Phê Hương Trà – Đà Lạt

                                              1

                           Hương quyện bên hồ như ghẹo ai

                           Trà thơm e ấp nép bên người

                           Trà thơm khói toả bình minh gọi

                           Hương đượm bên người mãi chửa phai

                                               2

                           Bình minh ủ trắng hồn thơ

                           Trắng mây áo trắng sương mờ nhẹ tan

                           Hỏi mây hỏi gió hỏi ngàn

                           Hỏi ta hữu í hỏi nàng vô tư

                           Bên đời nhện vẫn giăng tơ

                                               3

                           Bên hồ biệt thự băng trinh

                           Không chim không nhạc sao mình lặng say

                           Tóc vờn bay , mắt hoa cười

                           Nắng mai run nhẹ đón người nhẹ tay

                                                4

                           Chưa thân nên khó lựa lời 

                           Ngại ngùng dè dặt giã người ra đi

                           Sương khuya lấp kín nẻo về

                           Đèn khuya vàng võ lạnh tê chợ đời

                           Rồi đây có một phương trời

                           Có thơ có nhạc nhớ người chưa thân

Yêu để đi tìm , đi tìm để yêu … rút lại về ngồi co ở xó nhà … phố vắng …

Bất chợt ra đường :

                                        Bài Thơ Cuối Đời

                                  Tình cờ dạo phố lông bông

                            Thấy nàng chống gậy ra đường chân rung

                                   Tim già này vẫn còn run

                            Mà sao lòng nặng mắt chùng thời gian

                                   Nhớ xưa chiếc xe cực sang

                            Áo , guốc , túi xách là hàng cực siêu

                                   Chớp mắt đây , như kiếp nào

                            Ta bà thế giới lạc vào kiếp mê

                                     Tự nhéo tay , tỉnh đây mà

                                Dụi mắt ba cái nhìn ra người tình

                                     Thương ta rồi lại thương mình

                                Giận ta rồi lại chửi mình ngất ngây

                                     Tình cờ vào thế giới này

                                Tình cờ cho gặp xưa nay một người

                                      Khi yêu cũng tình cờ thôi

                                Cuối đời xớ rớ lại xui tình cờ

                                      Có duyên ba kiếp còn mơ

                                Già rồi vẫn cứ làm thơ lạc vần

    Ừ ! Già rồi ! Già lắm ! Không biết gọi là tuổi gì ? Nhưng cứ thấp thỏm mong người đến thăm … cho đời đáng yêu :

                                                  Đón Người

 

                                             Già rồi chẳng vác nổi thân

                                       Lên lầu xuống bếp lần quần bấy nhiêu

                                             Chợt nghe ngoài cổng chuông reo

                                       Vội vàng lật bật một lèo bước ra

                                             Để người chờ , kỳ quá hà !

                                       Ấp úng xin lỗi đến ba bốn lần

                                             Chân tình mà thốt khó khăn

                                       Mừng này bao thúng mà đong cho vừa

                                             Run tay mở cánh cổng thưa

                                       Vô ! Vô … cổng hé chưa vừa người đi …

     Ôi! Đúng là tuổi yêu đời !!!  80 năm yêu đời !!!

 

     C.D.M.       

HỒN THƠ

 

 

          Nói đến thơ là người ta nói đến Hồn Thơ! Bài thơ đó có hồn không? Dĩ nhiên người đọc thơ thấy bài đó hay, có hồn thì người đó cũng có hồn thơ! Độc giả là Tác giả thứ hai mà!!!

     Bài thơ của Trần Tử Ngang

                           Tiền bất kiến cổ nhân

                           Hậu bất kiến lai giả

                           Niệm thiên địa chi du du

                           Độc sảng nhiên chi thế há

                           (Nhìn về trước chẳng thấy ai

                              Ngó lại sau chẳng ai cả

                              Ngẫm trời đất du du

                              Một mình lệ lã chã) 

Nếu không có người tán tụng thì bài thơ đó chỉ là lời than sảng nhiên thôi )

Bài thơ :

                           Sàng tiền khán nguyệt quang

                           Nghi thị địa thượng sương

                           Cử đầu vọng minh nguyệt

                           Đê đầu tư cố hương

Của Lý‎ Bạch. Nếu không có người tán tụng thì chỉ là một bài tầm thường: Ngắm trăng nhớ nhà!

Ôi! Cái hồn thơ bố ai mà nắm bắt đươc! Bối ai mà mô tả được!

     Bài Chanson de L’ autome của J . Prevert nếu không có người ngâm lên thì đố ai thấy cái tuyệt vời của nó! Cái tiếng Dương Cầm nức nở của mùa Thu làm trái tim tác giả thương tổn. Tác giả nghĩ đến những ngày xưa và … khóc … và tác giả nghĩ đến những chiếc lá héo theo ngọn gió dữ …đưa đi… Hồi tôi đi học … nghe ông thầy ngâm thấy … đã lắm!!! Những bài Le Lac , L’isolemment của Lamartine … tràn ngập hồn thơ lãng mạn! Sao nước Pháp sản xuất ra nhiều hồn sĩ thế! Dĩ nhiên không phải hồn con gà trống hay hồn con chim cánh cụt (?) mà là hồn thơ của một nước văn minh, môt thời là thủ đô văn hoá thế giới!!!

     Hồn dân tộc Việt Nam bay thất thểu mấy ngàn năm nên thơ việt u buồn quá. Những bài thơ hừng hực khí thế chống ngoại xâm thì nhiều vô số kể! Nhưng người ta ít đọc, ít ngâm nga. Thơ hùng tráng thét lên ít người hoà nhịp theo tuy người ta cho nó một cái tên khá hay ho: Thoái Lỗ Thi; Thơ Đuổi Giặc!!!

     Đêm khuya thanh vắng, khó ngủ, người ta pha một bình trà ngồi đọc, ngâm … bài thơ tâm sự tác giả … hay tâm sự mình … hay Hồn dân tộc:

 

                                        Cảm Hoài

 

                           Thế sự du du nại lão hà

                           Vô cùng thiên địa nhập hàm ca

                           Thời lai đồ điếu thành công dị

                           Sự khứ anh hùng ẩm hận đa

                           Trí chủ hữu hoài phù địa trục

                           Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà

                           Quốc thù vị phục đầu tiên bạch

                           Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma

 

                                                           Đặng Dung

 

Tôi xin phóng dịch:

                             Rối nùi việc nước đã già sao

                             Tay kiếm tay ly níu hỏi trời

                             Thời may kẻ dở thành công dễ

                             Vận hết ta đây luống ngậm ngùi

                             Phù chúa hòng mong xoay thế cục

                             Khôn đem rửa giáo giữa sông trời 

                             Nửa đường đầu bạc, ôi đầu bạc

                             Mài kiếm trông trăng mấy độ rồi

 

                                                                   C.D.M.    

____________________________________

  Cổn Cổn Trường Giang

 

 

                      Trường Giang sóng cuộn về Đông

                      Anh Hùng lớp lớp sập giòng thời gian

                      Chẳng còn ai thắng bại

                      Như nắm đuốc lụi tàn

                      Vầng dương sáng rồi tắt

                      Núi xanh như thi gan

                      Kiếm củi giăng câu bên bến vắng

                      Bạc đầu trơ mắt gió xuân sang

                      Rượu đục một bầu vui gặp gỡ

                      Chuyện xưa nay lan man

                      Bỏ mặc nhân gian

                      Nâng chén cười tràn

                                              ( phóng dịch thơ cổ )

     Ôi ! Những lớp sóng thời gian , có chừa ai ra ! Tự xưng Anh Hùng hay nhân gian tặng Anh Hùng ... rồi cũng qua đi  ... như gió thoảng !

     Ôi ! Việt Nam tôi qua cơn máu loạn... còn ai nhớ tới Phan Khôi ,Nguyễn Hữu Đang , Nguyễn Mạnh Tường !!!  Qua màn thời gian mờ ảo ! Diễn viên ra diễn ... rồi vào hậu trường ... tiếng vỗ tay và tiếng huýt sáo !!! sao tôi nghe mà lạnh người ! Người xưa ơi ! Bây giờ người ở đâu ! Những người tuốt kiếm ra đi ! Những người áo rách ra đi (!)

     Ờ ! Ờ ! Không ai rủ rê cái tên hèn ngố này ! Nhưng sao tôi vẫn ngổn ngang trăm mối khi nghĩ tới các người !

     Những nhóm Hàn Thuyên , Xuân Thu Nhã Tập nay còn đâu ! Các người không trôi ra Biển Đông ... mà trôi về quê mẹ ! Cụ Đặng Thai Mai , thầy Nghiêm Toản , thầy Nguyễn Đăng Thục ! Các vị không Ném Bút Cầm Khiên   ... nhưng cuối đời cũng gần như ... ném bút !!! vậy tôi đâu dám gọi các vị là anh hùng !

     Hồn thiêng dân tộc lên tiếng gọi , các vị nghe rất rõ ! Nhưng ! Nhưng dấn thân vào chốn phong trần ... chỉ toàn thấy ... khói sóng ...

                                                         Chẳng còn ai thắng bại

                                                             .......

                                                         Chuyện xưa nay lan man 

                                                               ......

          Và trong tiếng Dương Cầm Xanh ta thấy Tuệ Sĩ Bạc Đầu Trơ Mặt cùng ly rượu đục .....

                                                           ..........

                                                Quê Người trên đỉnh Trường Sơn

                                                                .................

 

 

                                                                                                                          C.D.M.

  Tài Nguyên NGƯỜI

 

 

          Hồi xưa Tài Nguyên là Đất . Đồng Bằng thì mò cua bắt ốc! Cao Nguyên , núi rừng thì có cây trái! Ăn bất cứ trái nào như khỉ !!! Rồi các nhà Văn Minh Học nói rằng Vân Minh Khoai , trên rừng có khoai môn rừng ( Đi thì nhớ vợ cùng con , Về thì nhớ củ khoai môn trên rừng ) , Văn Minh Bầu Bí ! Ở Thiểm Tân có Hồ Lô Hà , người ở đó suốt ngày ăn Bầu Bí (!) , có trái bầu người chui lọt (!) , các ông Tiên thường chui trong đó ra!!!

     Sau đó thì người ta trồng tỉa … Sau nữa là muối và sắt . Thời Kỹ Nghệ thì tài nguyên quan trọng là sắt , than đá , dầu hoả !

     Bây giờ người ta nói tài nguyên quan trọng nhất là con người : Tài Nguyên NGƯỜI! Nhưng không phải nước nào đông người thì giầu có , hùng mạnh . Người có người dạn người nhát . Người có hợp quần người không, người có tổ chức người không !

     Quân Nguỵên làm sao mà đông nhất ? Quân Tống đâu có tổ chức . Đơn vị quân Tống bao nhiêu người ??? Thưa quí‎ vị : Đơn vị quân Tống là một TƯỚNG !!! Có trời mà biết một Tướng bao nhiêu người !!!  Quân Nguyên có những vị chỉ huy là Thập phu trưởng , Bách phu trưởng … Tôi nghĩ người Nguyên có cơ số thập phân đầu tiên trên thế giới (!) Tôi nghĩ những tên Toa Đô , Ô Mã Nhi chỉ huy 1000 người đi càn quét … thì người Nam thấy quân đó đông vô số kể , đông vô cùng !!! Đoàn quân đó đi qua những vùng mà người ta gọi nhau bằng … bụm tay … hú , bằng tù và , cồng chiêng … và kêu những thuyền chở mươi người … người ta thấy quân Nguyên đông lạ lùng , đông hết biết !!!

     Bây giờ thì sao ?

     Trước đây nước Ý ,Tây Ban Nha , Bồ Đào Nha … rồi Anh , Pháp có phải là nước đông dân đâu ?

     Chỉ một dúm người da trắng đã làm cho Từ Hi Thái Hậu ( nước đông dân ) mất ăn mất ngủ ! Người da trắng đã làm cho cái anh đông dân này rụt cổ lại , và sử dụng cái tài nguyên Thiên Địa Hội chống da trắng !

     Bây giờ thì Ba Tầu một tỷ rưỡi , Ấn Độ một tỷ ba , Indonésia 300 triệu dân có phải là nước hùng mạnh muốn làm gì thì làm !!! Họ đã sử dụng tài nguyên Người của họ như thế nào ? Họ có ớn Mỹ , Nhật , Nga không ? Họ có sử dụng tài nguyên Người giỏi bằng Đài Loan, Hà Lan , Do Thái đem an ninh thoải mái hạnh phúc về cho dân không ?

     Cái anh Ba Tầu bắt cóc người đem về nhốt ở hang động Sơn Tây để … làm gạch …là họ sử dụng tài nguyên gì ?

     Cái anh kia bắt các Ni Cô mặc đồ quân phục hát những bài mừng , tuyên truyền … là sử dụng Tài Nguyên gì ?

 

                                                                                              C.D.M

   TINH THẦN LÔ DÍCH

 

 

          Người ngoại quốc khi nói tới Việt Nam họ bảo ta rất kém tinh thần Logic ! Ừ thì đúng đấy ! Ta làm gì thì cho nó có làm , cho lấy lệ ! chứ có tìm hiểu đúng sai đâu ! Có bị khen chê không ! Có để lại hệ quả tốt xấu không ? Tại sao ta cấm người lép ngực không cho chạy xe máy ! Người lùn không được chạy xe máy !!! Ta xây trường chuyên thật hoàng tráng để phục vụ con nhà giầu hay con nhà nghèo .

     Tôi nhớ hồi xưa đi học , thôi thì đủ thứ : Luận lí‎ học , xã hội học , tâm lý học… có cả Thần học ( Mythology ) . Hình như Việt Nam mày mò đủ thứ này thì học sinh Nhật Bản chỉ học có Luận lí học ( logic )

     Mà dù thế giới có bày đặt nhiều trò lạ lung thì … trước đó ta chỉ biết có Khổng Tử viết , Mạnh Tử viết ! Ta tự cho là văn minh Đông Á thâm diệu , thâm hậu (?) … đâu biết những bước tiến rầm rập của Tây Phương ! Mắc cười nhất là cái vụ ta hiểu lầm , hiểu sai rồi chê bai ! Thí dụ ông Freud bị ta cho là ổng nói sinh lí trên hết ( nhất là dồn nén sinh lí : Refoulement ) . Ta không mắc cười sao khi thấy ông Trương Tửu nói bà Hồ xuân Hương đen , lùn , mặt rỗ hoa … bị dồn nén sinh lí nên viết những bài thơ ngạo ngược đó !!! Ta không biết rằng những nhà triết học Áo lúc đó đã làm một cú…ngoạn mục … và Áo trở thành Kinh Đô của Tâm Lí Học ! Tôi không muốn đi quá xa mà nói Bác Sĩ Freud và các đệ tử như Jung … ai tới khám bệnh cũng hỏi : đêm qua mộng thấy gì (?) Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng Freud đã làm cho kinh thành Vienne trở thành thủ đô triết học Thế Giới ! Người ta viết sách rầm rộ ! Cái môn Phâm Tâm Học ra đời . Ông thầy của tôi Nguyễn huy Bảo gọi là Tinh Thần Phân Tích Thuyết . Tôi thì tôi thích nhất là VÔ Ý THỨC và TIỀM THỨC ! Hai cái này áp dụng thật là tuyệt vời ! Nhất là cho giáo dục ! ( tôi không muốn giải thích cho các em dễ hiểu là khi học bài ta không nghe tiếng đồng hồ quả lắc trên tường kêu tích tắc , nhưng khi đồng hồ chết … ta biết liền )

     Trước đây vài chục năm có quan lớn phán rằng ta ít có tinh thần logic , muốn chạy theo Âu Mỹ ê a học ! Nhưng sau đó người ta dùng chữ Tư Duy nhiều hơn ! Bị người ta cười nhạo “ Đổi Mới Tư Duy “ thành Đổi Mới Ti Vi “ tức là khiêng Tivi từ nhà ngoài vào nhà trong , từ nhà trong ra nhà ngoài !

Một ông lớn phát ngôn : Trái cam tươi lâu không hẳn do thuốc bảo quản từ Trung Quốc , ổng từng thấy trái cam trên bàn thờ tươi lâu đến tám tháng ! Ổng không biết rằng trái cam trưng để cho đẹp chứ không phải để ăn ( các cụ đâu có về ăn ) , còn người trưng thì đổ đi chứ ai nào ăn cái thứ ma ăn thừa !

     Phải chăng người ta không thích từ “ Lí Luận “ ! Coi Lí Luận bất quá như Tam Đoạn Luận ; A bằng B , B bằng C , vậy A bằng C  ! Cái này không bằng Mạnh Tử  : Vô tu ố chi tâm , phi nhân dã ! Nhưng thực ra người bình thường cũng chẳng khoái Mạnh Tử lắm đâu ! ( Tại sao người không có lòng hổ thẹn lại không có lòng nhân ? Không hẳn ông Tầu , ông Tây cũng chẳng logic gì hơn . Một ông Tây rau muống mắm tôm lấy vợ Việt Nam cũng chơi số đuôi và … hỏi xe cán chết người ngoài đường mang số mấy …

     Đa số người Việt không thích từ Lí Luận . Người ta đồng hoá từ này với “ Cãi “ , Cãi Cọ “ Người ta rất ghét “ Đánh Bùn Sang ao “ và Lí Sự Cùn “

 

                                                                                                  C.D.M.

 TRỰC GIÁC và SUY LUẬN

 

 

          Trực giác là cảm nhận biết liền . Còn suy luận là tìm hiểu , phân tích , mổ xẻ để biết !

     Tôi chơi trò chơi điện tử với con nít , mười lần … thua hết mười vì con nít nó cảm nhận rất mau … không mầy mò tìm hiểu như tôi ! Khi tôi bị “ tử “ thì tiếc ngẩn ngơ … nghĩ … tại sao tử . Tuổi trẻ không ngừng một sát na , cứ việc bấm lia … bường tới … !

     Tôi thường ngồi một mình ngẫm nghĩ cho là tuổi trẻ bây giờ suy luận kém quá !!!

     Hồi trẻ tôi học luận văn : Tả cảnh trước hết , rồi tới tả tình … sau cùng mới là văn nghị luận ! Chao ôi ! Mới học cấp hai tôi đã làm bài luận văn thầy cho : Tập quán ban đầu là khách qua đường … sau trở thành người bạn thân … cuối cùng trở nên ông chủ khó tính !!! ( như nghiền cà phê , thuốc lá chẳng hạn ) . Bây giờ ra đề một loại như thế này thì học sinh cho là … rắc rối quá !!!

     Học sinh bây giờ giải quyết giải  những vấn đề tôi chào thua luôn ! Người ta cho một loạt hình để học sinh nhận biết những hình giống nhau , khác nhau ! Chúng giải quyết trong nháy mắt ! Không ngồi suy luận … tìm hiểu dài dòng như tôi !

     Học sinh bây giờ có lẽ không ưa những từ như : suy luận , suy tư , tư duy . Các cụ xài chữ tư nghị mà ngày nay tuổi trẻ nghe lạ tai quá ! Nhưng thơ xưa của các cụ cho là không thể phê bình theo kiểu ngày nay được (!) . Không hiểu á ? Các cụ cho là Bất Khả Tư Nghị !!! ( Thực ra thì các loại thơ Tân Hình Thức bây giờ cũng là loại Bất Khả Tư Nghị đấy chứ )

     Thơ Trần Tử Ngang :

                                            Tiền bất kiến cổ nhân

                                            Hậu bất kiến lai giả

                                            Niệm thiên địa chi du du

                                            Độc sảng nhiên chi thế há

 

                                            Nhìn trước không thấy ai

                                            Ngó sau không người tới

                                            Nghĩ trời đất du du

                                            Tự nhiên mình rơi lệ  

                             

Chẳng thể mổ xẻ được

     Thơ Mạnh Hạo Nhiên

                                            Bất tài Minh Chủ khí

                                            Đa bệnh cố nhân sơ

 

                                            Mình bất tài thì Minh Chúa bỏ

                                            Lắm bệnh thì bạn bè sơ tình 

Không thể nghị luận được

     Thơ Tô Đông Pha

                                             Đãn nguyện tử tôn ngu thả độn

                                             Vô tai vô hại đáo công khanh

 

                                             Chỉ ước cho con cháu ngu và đần

                                             Không bị tai nạn , làm tới Công Khanh

Không thể tìm hiểu , tư duy , đúc kết được ?

 

C.D.M.

      MẤY BỒ SÁCH

 

 

          Hồi bé xíu tôi được cha tôi dạy : Để cho con một rương vàng , không bằng để cho con một rương sách  .

     Lớn lên một chút thấy Cao Bá Quát nói : Trong thiên hạ có bốn bồ sách , tôi chiếm hết hai , anh tôi Bá Đạt chiếm một , còn một bồ chia cho thiên hạ !

     Tôi không biết là Bồ có trước , rồi sau này mới có Rương ! Tôi không biết có phải người giầu có rương , người nghèo có bồ , và người nghèo nữa thì chất chữ nghĩa trong bụng ( như lá sách của trâu bò ) . Những người này khi sợ mối mọt thì ở trần ra , nằm ngửa , phơi nắng giữa sân cho khỏi … mọt !!!

     Một hai bài văn thơ thì người ta không bỏ túi , bỏ bị … mà cuộn tròn lại bỏ trong ống nứa , nút nắp đàng hoàng , tránh mưa gió !!!

     Các cụ ơi ! Khi người Pháp tới thì ta mới có kệ sách ! Các cụ đâu có xếp sách ngay ngắn và đánh số a,b,c,1,2,3 theo số Ả Rập !!! Các cụ đánh dấu  : Giáp , Ất , Bính , Đinh chứ có ghi Nhất Nhị Tam Tứ đâu !

     Có một ông Tây trích dẫn mạo tác vài Châu Phê của vua Nguyễn ! Hình như ông Trương Bá Phát thấy chuyện mạo tác đó ! Nhưng ngày nay chẳng ai biết mấy Châu Phê mạo tác đó ! vì Châu Phê đã bị mối mọt và … phơi phong đảo lộn rồi!!!  Ngày nay mà rờ tới “ Châu Phê “ Triều Nguyễn thì … có mà hộc máu mồm máu mũi.

     Càng xếp đi , xếp lại càng đảo lộn !!!??? . Bố con ông Cao Xuân Dục , Cao Xuân Tiếu rất uyên bác và có Tây học cũng còn khổ sở , khốn đốn vì cái đảo lộn đó !

     Mấy ông chỉ học tới lớp ba cũng học đòi mã hoá , nghiên cứu , chú thích thì … thật là mò kim đáy biển .

     Mấy ông chú thích tờ a , tờ b làm cho ta ngỡ ngàng … không biết ổng đang nghiên cứu bản nào ? Sao không ghi Ất , Giáp để người ta biết bản cổ cỡ nào ! Làm thế có khác nào nói chuyện trên cung trăng !

     Cụ Nguyễn Khuyến than :

                                                  Sách vở ích gì cho buổi ấy

Là cụ nói những sách Nôm sách Hán đã viết  “ Đằng Tả “ , Hiện Đại hóa và chú thích đàng hoàng đứng đắn , chứ sách trong mớ bòng bong thì … thì chỉ ích cho những người khảo cứu văn học sử mà thôi ! Chứ sách Cổ , Rất Cổ đối với người bình thường thì … chỉ đáng vứt vào sọt rác !

Đó là những bản sao chép gửi cho viện Viễn Đông Bác Cổ của người Pháp để lãnh tiền ! vì mấy ông Tây này trả tiền bản càng Cổ càng Đắt !!!???

 

                                                                                                      C.D.M.

 

ReplyReply allForward

 CÂN BẰNG SINH THÁI

 

          Người Mỹ nói rằng sự hoạt động của con người xin đừng phá vỡ Cân Bằng Sinh Thái!

     Trung Cộng thấy rằng cái con chim sẻ nó ăn hại lúa gạo , bèn hô hào dân chúng diệt chim sẻ ! Thôi thì săn bắt , vác chiêng vác chậu ra đồng gõ để đuổi chim sẻ !!! Khi chiến dịch qua rồi … thì … năm sau mùa màng thất thu … dân đói ! Chả là con chim sẻ nó ăn lúa nhưng nó ăn cả côn trùng gây hại , và mùa sau côn trùng nở đến nỗi con cháu Mao diệt không được !!!

     Con vật cũng như con người, có tính xấu , tính tốt, có thứ lành , có thứ độc hại .  Chuột sinh sôi nảy nở , đã có rắn ăn chuột , rắn sinh nhiều sẽ có loài chim chuyên bắt rắn !

A Ha ! Ông Trời oái uăm … không biết ông chơi trò gì đây ? À Ông ta chơi trò Cân Bằng Sinh Thái đấy !!!

     Cây có cây lành cây dữ ! Cây hút hết mầu mỡ cây khác ! Có cây leo “ bóp cổ “cây khác … !

Nếu ta chạy theo cái trò biến đổi gen thì chưa chắc đã hay ! Ta bỏ mặc cho các cây “đấu tranh sinh tồn" thì chưa chắc đã tốt ! Cần gì ! Rong biển đủ cung cấp thức ăn muôn đời cho ta ! Ha Ha ! Nước biển xanh là mầu của rong đơn bào ! Nếu quơ hết rong đơn bào … thì đủ nuôi sống bao nhiêu đời … con người !!!

     Tự bản thân con người có … Cân Bằng Sinh Thái không ? Có nên giết hết những người xấu để lại những người tốt không ? Ấy chớ ! Nào biết người xấu có ích hay người tốt có ích ? Người da trắng trước đây cho mình là giống ưu việt ! Nay thì da vàng , da đỏ , da nâu , da đen sản sinh ra thiếu gì người ưu việt ! Mà ngộ đời một nỗi những người này lại đẻ nhiều hơn người da trắng. Người Mỹ đã từng la hoảng là người da đen đẻ nhiều và siệng đi bầu ( người da trắng đẻ ít và không thèm đi bầu ) vậy mai mốt Tổng Thống và giàn lãnh đạo sẽ … toàn là da mầu !!! Vậy người ta có nên can thiệp để tránh cái sự mất cân bằng này không ???

     Ôi ! Cái anh Trung Cộng một tỷ rưỡi người có phá vỡ cái Cân Bằng Người trên thế giới này không ??? Cái anh Trung Cộng liệu có “ Nhuộm Vàng Thế Giới được không ???

Người Mỹ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện tiêu diệt Trung Cộng … Dùng vũ khí siêu việt để … giết bớt người Tầu !

     Chỉ là răn đe thôi ! Chỉ là làm cho người Tầu biến đổi Gen … để không còn óc Xô Vanh , hiếu chiến , tàn ác , để sống trong một thế giới Cân Bằng Người

 

                                                                                                 C.D.M.

THẦN HỨNG

 

 

          Văn Thi Sĩ nhiều khi có hứng về, hứng đến thật là tuyệt vời ! Mà cái này thường là thơ ! Trong văn ta thấy hứng về thường thường , nhất là những người viết phơi ơ tong ! Ôi ! Cái ông Kim Dung sao mà viết hay thế ! . Tưởng tượng phong phú , hứng về nhiều lúc , nhiều nơi , nhiều cảnh ngộ , nhận xét sâu sắc …

     Cụ Tản Đà khi hứng lên bất tử , mấy câu cụ dịch :

                                   Nói láo mà chơi , nghe láo chơi

                                   Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi

                                   Sự đời ‎ í hẳn không buồn nói

                                   Thơ thẩn nghe ma đọc mấy lời

Là cụ làm trên chuyến xe điện từ nhà tới toà báo ! Được mọi người cho là tuyệt ! Rồi có khi cụ ngồi buồn … lại hứng bất tử , lấy giấy bút viết thơ lên trời hỏi cưới con gái trời !!!

     Nhưng tôi khoái nhất những bài lời thơ thanh thoát , sâu sắc như có ông thần gà cho thi sĩ !!!

     Ta đang chán Nguyễn Bính khi ông hạ những câu tầm tầm

                                         Úp mặt vào hai bàn tay

                                   Chị tôi khóc suốt một ngày một đêm

Đến khi ta thấy Nguyễn Bính thả những câu :

                                         Cửa xưa mành trúc còn ngăn

                                  Góc vườn vẫn đọng trăng xuân thuở nào

Như có ông thần bên tai , trên tay thi sĩ ! Chỉ có thần hứng mới bật lên cho thi sĩ múa thần bút mà để lại ngàn sau …

     Xuân Diệu một thời tài hoa hẳn cũng có đôi phút thăng hoa khi hứng về :

                                       Đêm vắng trời trong sương thủy tinh

                                       Lung linh ánh sáng bỗng rung mình

                                       Vì nghe Nương Tử trong câu hát

                                       Đã chết đêm rằm theo nước xanh

     Đoàn Phú Tứ , con người của Xuân Thu Nhã Tập , không xao động bay bổng với ngọn bút thần về nơi xa xăm sao ?

                                       Sớm nay tiếng chim thanh

                                       Trong gió xanh

                                       Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình

     Nếu ông Lưu Trọng Lư tuôn ra những câu

                                       Tình em như tuyết giăng đầu núi

Thì ông Huy Cận vẩy bút ra những câu

                                             Rơi rơi dìu dịu rơi rơi

                                       Trăm muôn hạt nhẹ nối lời vu vơ

     Những thi sĩ tài danh luôn khiến chúng ta nhớn nhác đi tìm không phải những bài thường thường bậc trung … mà trái lại các ông khai nhãn chúng ta khi đập vào mắt vào tai ta những tuyệt cú !

     Hàn Mặc Tử không tung hoành với những bài thơ Đạo … thơ … máu mủ … mà ông thần thi của chàng lại ngủ quên dưới vũng trăng

                                             Thuyền ai đậu vũng trăng đêm ấy

                                             Có chở trăng về kịp tối nay

Cái ông thần của Hàn Mặc Tử không mê cô nữ sinh trung học … mà lại mê một nàng Tiên , nàng Tiên mặc áo trắng

                                             Áo em trắng quá nhìn không ra

Bởi vì sương khói đã làm mờ nhân ảnh

     Thi sĩ Vũ hoàng Chương làm thơ rất nhiều , nhưng thần hứng trao tay nàng cũng hiếm hoi khi chàng nghĩ đến người đẹp

                                             Phượng nở đêm nào cặp má khanh

Trong những đêm mưa gió tung hoành , chàng và nàng

                                              Kề vai cùng đẹp áo trăng thanh

 

 

 C.D.M.

    EM VỀ

 

 

Em đến bên đời

Chim xanh mở lối

Hoa vàng mấy độ

Theo tình chơi vơi

 

Em về quê cũ

Tiếng gió chào mời

Nhạc tình lên khơi

Tà áo chào mừng

Về đây người ơi

 

Con đường mở lối

Chân ngập ngừng ước hẹn

Giòng sông thánh thót

Vỗ về tình xa xôi

 

Chim và cá reo vui

Như sáo trời trên sân

Ngưỡng cửa ùa lời cũ

Hiên cửa càng bâng khuâng

Tình ơi xanh mấy độ

Ngách cửa đón tình nhân

Say mê bên gió biếc

Mùi quê hương trào dâng

 

                              C.D.M.

NHỮNG BÀI THƠ LẨM CẨM

 

 

           LẨM CẨM

 

Lắng nghe mưa khóc ngoài hiên

Hồn ai lãng đãng trong miền chiêm bao

Cửa phòng quên khoá then cài

Ánh đèn quên thắp mà đòi đọc thơ

Gió vi vu nhủ trăng mờ

Mà người lạnh nhạt bên bờ hàn giang

Lại đây ta gửi mộng vàng

Cho người mù mịt quan san đêm buồn

 

                                        C.D.M.

 

              KHÔNG NGHE TIẾNG VỌNG

 

Buồn tênh nghe gió rủ đi chơi

Tiếng suối rừng thưa gọi ạ ời

Ta vỗ tay vào hòn đá dựng

Buồn ơi tiếng vọng chẳng tăm hơi

 

                                          C.D.M.

 

    ÔNG GIÀ TREO TÌNH VÀO GIÓ BIẾC

 

Ông già nghe tiếng giọt sầu rơi

Tình lạc bên trời quạnh quẽ đời

Hồn gửi liêu xiêu vào gió biếc

Tay xoè ai đỡ chiếc tình tôi

 

                                              C.D.M.

   NGƯỜI ĐI THƠ Ở LẠI

 

 

          Thời gian trôi ! Những người đã đi xa … còn vết tích gì không ?

     Tôi không muốn nói tới Càn Long và Hoà Thân (!) , tôi cũng không muốn nói tới Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc (!) , tôi muốn nói tới những người vẩy bút !!!

     Ôi ! Còn gì đâu … khi ta nhắc tới Xuân Diệu ? Ông không phải là cha đẻ ra thơ mới như Tản Đà ! Ông cũng không đẻ ra Lời Con Hổ Trong Vườn Bách Thảo ! Nhưng Bom Tấn : Đây Mùa Thu Tới của ông đã làm sụp đổ thành quách Cổ Thi (?) . Đó là bài thơ tuyệt tác ! Không có một câu một chữ nào khiến người ta có thể chê! Thật là … hết ‎ kiến !  Khi rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang , tóc buồn rơi lệ và những nhánh khô gầy thách đố nàng trăng đang ngẩn ngơ nghe sương mờ mà đợi khách qua đò ! tựa cửa mà nghe thời gian !

     Ôi ! Con người rủng rỉnh trăm mối thơ , ngàn lời khen chết khách qua đường ấy , đã có một đời sống quay cuồng , đảo điên trong giòng văn hoá Việt Nam !

     Nếu trước năm 1945 người ta mê Xuân Diệu , thì sau 1954 người ta chửi Xuân Diệu !

Những câu ngô nghê , sống sượng

                                           Đào sâu suy nghĩ cảm thông

                                    Mới hay đảng ở trong lòng mà ra

Những câu :

                                           Lôi mi ra giữa đình làng đêm nay

                                                  Trăm tay xỉa xuống mặt này

                                           Trăm tay xỉa xuống mặt đầy gian tham

Khiến người ta không chửi không đươc , không chửi thì … ăn không ngon

     Có người khen vớt vát hai câu

                                               Tổ quốc tôi như một con tầu

                                               Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau

Nhưng cũng chẳng ăn thua gì

Rồi chuyện anh chàng Diệu gà thơ cho Trần Đăng Khoa

                                                       Ngu xuẩn nhất nhì

                                                       Là Tổng Thống Mỹ

Chỉ là chuyện ruồi bu mà thôi !

     Rốt cuộc , khi suôi tay , không biết chàng có nghĩ … để lại cái gì không ?

     Đoàn Phú Tứ sự nghiệp thơ rất ít ! Nhưng tấm lòng với thơ văn , với đất nước thì có thừa . Chàng thi sĩ yêu nước này là một trong những yếu nhân của Xuân Thu Nhã Tập ! Nhưng buồn thay ! Xuân Thu không làm nên chuyện lớn ! ! Không nhiều độc giả ! Nhưng Tấm lòng yêu nước đã đưa ông đi Khu . Nói là đắc dụng cũng đúng và không đắc dụng cũng đúng ! Nhưng có lẽ cái buồn nhất của chàng là tham dự phiên toà xử bà Nguyễn thị Năm (?) . Sau 1954 chàng di cư  và …  tôi thấy chàng im hơi lặng tiếng. Tổng kết cuộc đời chàng có hai bài tuyệt tác : Mầu Thời Gian và Ánh Trăng ! Sao ít thế ! Tôi thấy hai bài cũng đủ chơi với đời rồi !

     Thâm Tâm ít làm thơ , ít mần chính trị , ít được người ta nhắc tới ! Nhưng có một số người nhắc tới thì mê Tống Biệt Hành , Một ông thầy ở Đại Học Văn Khoa (làm thơ k‎í Trần Hồng Châu ) rất mê Tống Biệt Hành ! Cái anh chàng bỏ nhà ra đi , tác giả không nói là đi theo đảng nào … vào Khu nào … nhưng người đọc hiểu ngầm là đi … vì nước , vì bất mãn … “ phải “ ra đi !

                                             Đưa người ta không đưa qua sông

                                             Sao có tiếng sóng ở trong lòng

                                             Nắng chiều không thắm không vàng vọt

                                             Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

Chàng ra đi bỏ lại mẹ già , chị và em nhỏ

                                            Mẹ thà coi như chiếc lá bay

                                                 ………….

Nếu ông Hoàng Tố Nguyên đi kháng chiến , về Sài Gòn làm bài Xuân Về Say Ý Nhạc … rồi ra Bắc … cuộc đời bôn ba …  nhưng chỉ cái “ Say “ của chàng là đáng ca tụng . còn Thâm Tâm , người ta khóc cái cảnh chia ly , nhưng đây là cuộc chia ly thần thánh , thiêng liêng !

     Thích Nhất Hạnh không viết những bản hùng ca ái quốc ! Không phẫn hận , không đau sót … nhưng ai lại chẳng buồn trước cái ước mơ của nhà sư ! Người khen , kệ ! người chê , kệ … nhà sư cứ Ước Mơ :

                                      Sáng nay nghe tin em gục ngã nơi chiến trường

                                      Trong vườn tôi vô tình đoá tường vi vẫn nở

                                      Tôi vẫn sống

                                      Tôi vẫn ăn

                                      Và tôi vẫn thở

                                      Nhưng biết bao giờ tôi nói được                         

                                      Những điều tôi ước mơ

                                      Tôi ước mơ

                                      Tôi ước mơ

     Tôi muốn viết về ông thầy tôi : Thi sĩ Vũ Hoàng Chương , nhưng lại ngại !

     Hôm rồi đọc ông Trần Huy Bích thấy ông viết về thầy Vũ quá nhiều ! Tôi rất tâm đắc khi ông ca tụng mối tình của thầy với nàng Tuyết Khanh ! Mối tình đầu với tiểu thư đài các … các mối tình giao tế … thôi thì đủ thứ tình … nhưng không tuyệt vời bằng Tuyết Khanh :

                                       Biết đến bao giờ thu có nguyệt

                                       Chén hoa vàng có mắt ai xanh

Ôi ! Nhiều người cho đó là truỵ lạc , thuốc phiện , gái giang hồ …

     Ôi ! Cuộc đời mà ! Trên thế giới có nước nào mà không ca tụng gái giang hồ !!!

     Nhiều nhà đạo đức sẽ nói là tôi láo xược khi đặt Thi Hào , Nhà Sư , người lãng tử truỵ lạc ngang hàng nhau ! Nhưng , như thế mới là cuộc đời !!!     

                                                                                                     C.D.M.   

TRÍ ÓC NGƯỜI TẦU

 

 

          Không biết trí óc người Tầu nghĩ những gì mà họ lưu truyền toàn những chuyện vô lý , khó tin , ngớ ngẩn ... thật đúng là ... "ngu lấu"!

     Người Tây cũng lưu truyền chuyện ... ngớ ngẩn ... nhưng đáng tin một  ... tí ti ông cụ! Như đứng trên đỉnh núi, lấy cái kính lúp vĩ đại, thu sức nóng mặt trời đốt cháy hàng trăm thuyền địch! Tôi hồi nhỏ đã lấy kính lúp đốt cháy mấy tờ giấy! để chơi ... để chơi thôi! Nhưng anh Ba Tầu thì kể dài dài nhiều chuyện tụi nhỏ tin sái cổ!

     Người ta tin trái đào Tiên ngàn năm mới ra trái! Bà Tây Vương Mẫu hội Bàn Đào cho ăn trái này thì ... mọi người đều trường sinh bất tử (!)  Ông Bành Tổ sau này chắc ăn vài miếng nên chỉ sống được 800 tuổi!

     Chuyện Kinh Kha lưu truyền tưng tửng trong giới trí thức mà nhiều văn thi sĩ khoái trá mới là ngộ đời cho chứ! Kinh Kha được Thái Tử Yên biệt nhãn , đãi tiệc rất là hoành tráng . Kinh Kha khen người hầu có bàn tay đẹp ! Kinh Kha về nhà , thái tử chặt tay người đẹp sai đem tới tặng !!! Trời đất ơi ! Thật là quà tặng không tiền khoáng hậu trong lịch sử loài người ! Cái món quà ly kỳ này chỉ người Tầu mới nghĩ ra nổi !!! Sau này Kinh Kha sang Tần , bị hại . Cao Tiệm Ly muốn trả thù cho bạn . Nghe vua Tần thích nghe sáo trúc . Tiệm Ly học ba năm thành tài , được vua Tần vời tới . Ly tự chọc mù mắt , đổ chì vào ống sáo ... rồi vung sáo đánh vua Tần ! Không thành ! Có một thi sĩ viết : Nguời Mù Dạo Trúc ca tụng Tiệm Ly !

 

Tôi đã viết là xưa người Tầu chưa có Tiêu có Sáo đâu ! Đàn Trúc không phải bằng trúc đâu mà người ta lấy thanh Trúc gõ vào phiến đá như Tương Như gõ vào phiến đá để gọi Trác Văn Quân ra Điếm Canh đầu làng ( Cầm phiến nguyệt phỏng tầm Tư Mã ) . Một người mù cầm khúc tre ngắn có đổ chì ở trong để hành thích một Bạo Chúa thì ... chỉ có người Tầu tưởng tượng ra nổi !

 

Chuyện Yêu Ly trả thù Khánh Kỵ cũng khá lâm ly ! Yêu Ly hại chết cha mẹ, tự chặt một tay , giết vợ  con ... để được gần Khánh Kỵ ! Thật là tưỡng tượng quá đà ... hư cấu quá mức ! Thù ngút ngàn thì phải lấy máu mãn địa để trả . Thật là quá khích và tàn nhẫn ... táng tận lương tâm !!!

     Chuyện đi trắng về đen cho ta thấy ngu , cái ít kiến thức của người Tầu . Dương Chu lúc đi mặc áo trắng , lúc về mặc áo đen , bị chó nhà chạy ra sủa , Dương Chu cầm gậy đánh chó ngu . Người anh bảo : Giả sử con chó nhà ta lúc đi lông trắng , lúc về lông đen , em có sua đuổi chó lạ đi không ? Lại một điều ngu nữa của anh Tầu ! Con chó là con vật có mũi thính nhất trên đời ! Mà nó thính từ thượng cổ chứ không phải do người ta dạy cho đâu ! Con chó ngửi từ xa và phân biệt người quen kẻ lạ đấy ông Ba Tầu ạ !

     Quý vị ơi Người Tầu xưa chơi hòn đá ! chứ nào đã biết chơi ngọc ! Anh Ba Tầu nói : thời Liệt Quốc đã có họ Hoà biết đẽo đá lấy ngọc thật là láo toét !!!  Ôi ! Thời Tưởng Giới Thạch người Tầu mới mò tới Tân Cương và đẽo đá ở Hoà Diền ( Hotan ) bán rất đắt ! Nổi tiếng quá trời ( ngọc của bộ tộc Hoà ) . Mấy ông văn sĩ bèn tưởng tượng thời Liệt quốc họ Hoà dâng ngọc cho vua , bị chặt chân vì cho là ngọc giả . Anh ta thà chết không chịu bỏ nghề !

     Ông Ba Tầu còn tưởng tượng ra ngọc phát sáng !!! Ôi  mấy ông ! Đêm khuya không trăng , đèn tắt thì đồng , thiếc , kim cương ... cũng như cục đất mà thôi !!!

                                                Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi

                                                Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi

Bài thơ của thi sĩ đời Đường là sau này người ta mạo tác đấy ! Sau này người ta học nấu thuỷ tinh từ người Âu ! Đêm khuya đãi tiệc ... ( dĩ nhiên có thắp đèn ) người ta uống rượu nho trong ly thuỷ tinh lóng lánh ( người ta gọi là Pha Lê ) ... thì tuyệt vời cảm súc !

     Đến chuyện Tấn Huệ Đế thì người ta không biết vua ngu hay văn sĩ đời sau ngu ! Vua chạy loạn , đêm nghe tiếng ếch kêu, vua hỏi : Thế nó kêu việc công hay việc tư ? Độc giả đọc chuyện này thì thấy ... mình chưa ngu bằng Tấn Huệ Đế !!!

     Cung A Phòng của Tần Thuỷ Hoàng xây bằng vật liệu gì mà đốt ... cháy ba tháng chưa dứt . Quý vị muốn biết thì làm " Thí Nghiệm " thử coi !!!   Cung xây bằng gạch , đá , tranh , tre , thuỷ tinh , gỗ , ni lông ...  chẳng có vật liệu gì mà cháy ba tháng chưa dứt !!!

     Đến cái tài lạ của ông Thạch Đạt Khai ... thì ta phải phục cái tài ngu của ông văn sĩ!!! Thạch Đạt Khai, người của Hồng Tú Toàn , Thái Bình Thiên Quốc . Khi Thiên Quốc bị diệt , Đạt Khai một mình một ngựa chạy vào đất Thục . Con tuấn mã phi như bay , nhanh hơn gió ... Nhưng ông Tướng không cầm cương mà... đứng trên lưng ngựa ... lấy giấy bút ra ... thảo thư !!! Ôi! Chỉ có những người trí óc ... bất thường mới viết ra những trang sử Dị Thường như thế !!!

 

   C.D.M.

___________________________

 

 Tây Nguyên là nóc nhà của Việt Nam!

    Ai chiếm được Tây Nguyên sẽ chiếm được Đông Dương!

Tây Nguyên xưa Pháp đặt tỉnh Đồng Nai Thượng ! Cương Vực Thay đổi ! Mơ hồ ! Có hồi phía Nam Tây Nguyên do Phan Thiết quản !

     Khi Pháp mời Bảo Đại về làm Quốc Trưởng , Bảo Đại đòi Nam Kỳ thống nhất vào Việt Nam, và ... đặc biệt Tây Nguyên là Hoàng Triều Cương Thổ (nhà của Bảo Đạị!)

     Khi ông Diệm cầm quyền chia : Kon Tum , Plei Ku , Đăc Lắc , Tuyên Đức , Lâm Đồng ( Lâm Đồng gồm Di Linh , Bảo Lôc . Tỉng Lỵ ở Di Linh vì hắn là ngã tư , có đường đi Phan Thiết . Phía Tây có đường đi Gia Nghĩa , Bun Ma Thuộc ).

Bây giờ thì : Kon Tum , Plei Ku , DarLak , Đắc Nông , Lâm Đồng ( Lâm Đồng sẽ tách làm hai : Đà Lạt và Bảo Lộc )

     Mấy năm gần đây : Đường xá , sân bay , kinh tế phát triển rầm rộ !

     Người Mỹ nói Việt Nam phát triển Thần Kỳ (?) Nhưng người Mỹ nói  Đà Lạt phát triển không đúng cách (?) . Người Mỹ nói Đà Lạt không nên phát triển Kỹ Nghệ ! Đà Lạt nên phát triển Kinh Tế Đại Học ! Thành Phố Đại Học ! Nhưng ai mà nghe cái ông Đế Quốc Thâm Độc này ! Người ta đâu biết rằng Đại Học là cả một nền Kinh Tế hấp dẫn !!!

Đường Cao Tốc Sài Gòn Đà Lạt chưa xong mà hai bên đường đã rất đẹp mắt ! Thị trấn ven đường  mọc lên như nấm! Dầu Giây , Gia Kiệm , Tân Phú , Madagui người đổ đến ún ùn. Nhớ xưa đi từ  Định Quán tới Bảo Lôc chỉ là rừng hoang ! Nay người giầu , người nghèo đổ tới cứ như từ trên trời rơi xuống (!) Đường cao tốc tránh đèo Bảo Lộc , Madagui , Bảo Lâm sẽ là những huyện giầu 

     Đà Lạt sẽ là thành phố trực thuộc trung ương . Tỉnh Lâm đồng sẽ đặt tỉnh lỵ ở Bảo Lộc ( Hồi năm 1960 tôi đi qua thì Bảo lộc chỉ là cái chợ nhỏ để trao đổi với người Thượng ! Nay thì thành phố phát triển như vũ bão . Phía Đông tới Phan Thiết chỉ có 100 km . Phía trong có đường đi Lâm Hà , Đam Rông rồi vùng nhôm Nhân Cơ ... rồi đi Bun Ma Thuộc ! . Nếu bạn hứng muốn thăm vườn quốc gia Cát Tiên cũng chỉ cách vài chục cây số . Bảo Lộc sẽ là một ngã tư quan trọng của Nam Tây Nguyên ! Thác Dambri đẹp hơn tất cả các tháp ở Đàlạt !!! Đường phố Bảo Lộc lớn hơn các đường ở Đà Lạt nhiều , hầu hết các con hẻm đều đi xe hơi vào được !

     Đặc biệt là di dân các nơi tới đây thì đều làm ăn thục mạng , không có chuyện nghỉ ngơi , dưỡng già ... sống nhờ du khách ! Ra đường gặp ai cũng chào hỏi , cười rất tươi , con trẻ gặp ông già thì khoanh tay chào !

     Cảnh đẹp có lẽ còn nhiều , người ta chưa phát hiện được 1% . Phía Cổng Trời có vẻ đẹp ngây ngất ! Tôi khoái nhất cái hồ Nam Phương ! Lớn hơn hồ Xuân Hương Đà Lạt và... đẹp gấp triệu lần !!! Hồ Nam Phương đẹp sáng trưa chiều ... không như hồ Xuân Hương người ta đi bộ từ chợ , vung chân múa tay , ăn uống nhồm nhoàm và xả rác từ chợ ra hồ ! Hồ Nam Phương bốn mặt đều đẹp , đồi cao thấp nhấp nhô dưới sương sớm mây mù nắng hanh ... và có ngôi chùa gọi là Chùa Trà !!! Chùa trên đồi cao đẹp tuyệt vời , có vườn trà đẹp tuyệt vời và ... có cách tiếp khách không giống ai !!! Dưới nhà nghỉ mát có bày biện ấm nấu sôi siêu tốc , và có trà cho khách tự pha lấy ... uống miễn phí !!!

     Ôi ! Thật không còn gì sảng khoái , quên đời ... yêu đời hơn đây .

     Người ta nói ai chiếm được Tây Nguyên thì sẽ làm bá chủ (?)

     Tôi nói ai lên ở Tây Nguyên thì sẽ ... không phải là thoát tục , lên Tiên ... mà sẽ kiếm một quán cà phê bên sườn đồi ... ngắm núi đồi trùng điệp...ngắm bình minh thơ mộng trên thung lũng ... và ... sẽ ngắm ...

 

                                                                                        C.D.M.

  CẦM THI

 

BBT: Bài dưới đây nêu lên những điều khá mới và lạ về vài địa danh.Trang Nhà mong nhận thêm những bài nghiên cứu về đề tài nầy; đặc biệt là về tên "Cần Thơ". Để cùng nhau trau đổi và học hỏi.

Trân trọng. TBT

 

          Có người giải thành phố Cần Thơ xưa được gọi là Cầm Thi . Nghe thì thơ mộng đấy ! Nhưng không phải vậy !

     Khi người Pháp tới thì vùng Cần Thơ chỉ là bãi hoang thôi !!!

     Tôi vốn hay ngứa tay! Lật những tài liệu xưa thấy lung tung cả. 

     Khi người Pháp tới thì họ gọi sông Tiền Giang là sông Cambodge! Nào họ có ngó ngàng tới Miệt Dưới đâu! Tôi xin thưa ngay với quý vị là Miệt Dưới chính là Hạ Châu!!!

     Sao nỡ giải Hạ Châu là Mã Lai, Tân Gia Ba!!!

     Tôi xin thưa với quý vị là Miền Nam xưa của người Chà chứ không phải là Thuỷ Chân Lạp, Phù Nam hay Miên Thấp, Miên Nước gì cả!

     Trước đây, trong một bài viết tôi đã nói Long Tường trước ở vùng Giồng Thành, giồng Trấn Định, nơi có đình cổ Tân Hiệp và sau này có chùa VĨNH TRÀNG ...

     Khi người Pháp ổn định ở 3 tỉnh miền Đông, rồi tiến qua 3 tỉnh miền Tây. Những nhà khảo cứu, những nhà phiêu lưu qua dòm ngó, kiếm ăn ... họ viết rất nhiều ... tôi đồ rằng Kan thur là Cần Thơ Mthur là Mỹ Tho!!!  Người Việt thì phiên âm tiếng Miên cũng ly kỳ lắm, ngày nay ta chẳng còn biết xứ Chày Đạp ở đâu !!!

     Bản Đồ vẽ nghuệch ngoạc thời đó đăng ở Công Báo, đã chở tuốt về Pháp, có nhà nghiên cứu nào được tiếp cận đâu ! Khảo cứu sai đến 99% !!! Làm sao mà Kiến An ở Bến Tre . Làm sao mà Kiến Phong ở Cao Lãnh . Làm sao mà Kiến Tường  ở Mộc Hóa ( tên đặt thời ông Diệm đấy ). So sánh kỹ lại thì chẳng có ai hiểu nổi !

     Cái vùng có dừa Xiêm đó đầy ứ những người không phải người Việt . Luỹ Giao Hoa của vua Giao Hoa ! Bà Xã Hời là bà lãnh tụ người Hời ! Trần Xuân Hòa là ông Phủ Cậu (ông phủ người Chàm) . Giồng Nhật Bản là giồng Java chứ không phải giồng Japan vì chẳng có ông Nhật nào tới đó trồng tỉa cả !

     Người Pháp chưa ngó ngàng tới vùng Xiêm mà đuổi theo người Việt tới vùng Cái Bè !

     Tựa bài là Cần Thơ , nhưng tôi nói tuốt phía trên để quý vị thấy người Pháp theo bén gót người Việt vì ... có lẽ người Việt , người Minh Hương , người Lai chạy  chậm hơn người ... Chà !!!

     Trời ạ ! Làm gì có ba tỉnh miền Tây !

     Long Tường ở giồng Tân Hiệp !

     An Giang ở Cao Lãnh NƠI CÓ TRƯỜNG THI CUỐI CÙNG CỦA MIỀN NAM VÀ CÓ VĂN THÁNH MIẾU !  đâu có cái gì ở thành phố Long Xuyên ngày nay !!!

     " Tỉnh " Hà Tiên ở đâu thì chạy theo mấy ông giặc Tầu Ô mà hỏi !!! Tôi xin mách quý vị là Hà Tiên ở cù lao Ông Chưởng đấy !!!  Người di cư tới Rạch Giá mấy đời trước họ nói là di cư từ Hai Huyện tới ! Không phải là Hai Huyện từ thời Nguyễn Hữu Cảnh đâu !!! ???  Hai Huyện ở đây chính là Long Xuyên , Rạch Giá của tỉnh Hà Tiên ! 

     Trời ạ ! Thời Nguyễn làm gì có huyện Kiến Phong ở Cao Lãnh , huyện Kiến Tường ở Mộc Hoá. 

Khi người Pháp tới thì họ ghi Plaine des Jonc kéo dài từ Đức Hoà tới Láng Linh nam Long Xuyên ngày nay !

Sa dec thì ở Cái Bè . Lúc đầu Cần Thơ ở Cái Vồn , sau dời tới Cái Răng , cuối cùng mới tới chỗ Cần Thơ ngày nay . Dĩ nhiên trước đó vùng Cần Thơ hoang vu ngút ngàn ! Bắc Trang trước ở bắc sông Hậu , sau mới dời tới Sóc Trang nam sông Hậu !!!

Tôi nói dài dòng để quý vị thấy rằng Cần Thơ gạo trắng nước trong vào cái thời người Pháp đào kinh ồ ạt ở miền Tây với những cái Xáng Múc . Thời trước chẳng ai tới đây để đánh đàn và ngâm thơ đâu !!!

     Sau này , khi các đô thị miền Nam xung lên thì người ta mới gọi Cần Thơ là Tây Đô !

     Khi  miền Nam có nhiều Luật Sư , Bác Vật và các văn nhân tụ tập thì có dân chủ kiểu Tây Phương (dĩ nhiên dân chủ gấp nhiều lần miền Trung và miền Bắc)

         

      Kẻ Cơ Thần trở lại Cần Thơ ta có Nguyễn Thần Hiến , Ngạc Xuyên , Kiều Thanh Quế lấy Cần Thơ làm đất dụng võ một thời !

     Nhưng nói của đáng tội ! Nói đổ xuống sông xuống biển , chỉ có địa chủ và nhà buôn là sướng :

                                               Cái Răng , Vàm Xáng , Ba Láng , Phong Điền

                                               Anh có thương em thì cho bạc cho tiền

                                               Đừng làm thố lộ láng giềng cười em

Còn các văn nhân thì không làm nên chuyện lớn , không có nhà văn lớn ! Không lập nên được Văn Hoá Văn Học Tây Đô !

     Nhưng ta phải công nhận một điều là miền Nam sông Tiền đã cung cấp cho đất nước những người tài giỏi , có chính kiến xa và yêu nước lắm : Hồ Hữu Tường, Sơn Nam , Trang Thế Hy ...

Tôi nhấn mạnh những nhà văn lớn chứ ông Lê quang Chiểu và những người ở Tuý Tinh Đàn Sadec chỉ là ... cầu cơ ... chơi ( Hầu hết là Đốc Phủ Sứ và Cai Tổng ) . Ông thầy Cầu có khu vườn rất đẹp , người ta tới ngắm cảnh , tôi tưởng ông tên Cầu , nhưng ông chỉ là người mê cầu cơ mà thôi !

     Tổng kết lại :  ở xứ Miền Tây tôi chỉ vinh danh được các ông Hồ Biểu Chánh , Sơn Nam , Hồ Hữu Tường , Trang Thế Hy , Hòang Tố Nguyên ...

Cô Nguyễn Ngọc Tư đã thả Bom Tấn : Cánh Đồng Bất Tận khi cô còn rất trẻ . ... thật là tuyệt vời ! Cầu mong cô tiến xa hơn nữa !

 

                                                                                              C.D.M.                         

CDM_KQ_Buonvanho.jpg
CDM_KQ_Dauxua.jpg
CDM_KQ_TuthoNgKhuyen.jpg
bottom of page